RSS

Monthly Archives: Tháng Mười 2011

Nhìn nhận một số quan điểm quốc tế về tội phạm môi trường

Thời gian gần đây, các tội phạm xâm hại môi trường đă trở thành một trong những đề tài gây tranh luận trên diễn đàn quốc tế. Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống quan điểm, quan niệm về các tội phạm về môi trường là hết sức cần thiết bởi chính những quan niệm đó phản ánh nhận thức chính trị, xă hội, pháp lí và khoa học về loại tội phạm này. Mặt khác, chúng còn giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách hình sự, xây dựng và thực hiện pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường một cách khả thi và có hiệu quả hơn.

Vấn đề đầu tiên cần được đề cập là quan niệm về vai trò của luật hình sự trong việc giải quyết các vấn đề môi trường. Đây chính là điều băn khoăn của nhiều học giả quốc tế. Câu hỏi mà họ thường đặt ra là: liệu luật hình sự có phải là một công cụ thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế những hành vi gây thiệt hại cho môi trường? (1) Câu hỏi này có thể được trả lời bằng việc giải quyết ba vấn đề: Thứ nhất, liệu có cần thiết phải sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường? Thứ hai, nếu có thì nó nên được sử dụng ở mức độ nào và trong hoàn cảnh nào? Thứ ba, trên thực tế liệu luật hình sự đă hoạt động như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường hay chưa?

Ngày nay, việc tăng cường sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia, luật hình sự về bảo vệ môi trường còn nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Điều này được minh chứng bởi những sự kiện như: trong suốt Hội nghị lần thứ tám của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng ngừa tội phạm và đấu tranh với tội phạm có tổ chức tại Havana, Cuba năm 1990, vấn đề kiểm soát chặt chẽ hơn những hoạt động phạm tội có tổ chức gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên đă được đưa ra thảo luận. Với tiêu đề “Vai trò của luật hình sự trong việc bảo vệ tự nhiên và môi trường”, Nghị quyết 45/121 ngày 14 tháng 12 năm 1990 với sự nhất trí của Đại hội đồng LHQ đă thúc đẩy các quốc gia sửa đổi luật hình sự để tạo ra một giải pháp có hiệu quả đối với những hiểm họa môi trường. Thêm một lần nữa, vai trò của luật hình sự trong việc bảo vệ môi trường lại được nhấn mạnh trong một loạt các Nghị quyết của Hội đồng kinh tế và xă hội của LHQ như: Nghị quyết số 28 năm 1993, Nghị quyết số 15 năm 1994, Nghị quyết số 27 năm 1995.

Read the rest of this entry »

 

Nâng chất luật sư: Phải có lửa nghề, đừng dễ dãi mưu sinh…

Để nâng chất, luật sư phải có máu lửa với nghề, tự nâng cao trình độ, các cơ quan tố tụng cũng phải dỡ bỏ những rào cản không đáng với luật sư…

Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM Trần Công Ly Tao bộc bạch: “Không thể chần chừ được nữa, đã đến lúc chính đội ngũ luật sư phải tự nhìn lại mình để tự nâng tầm mình lên!”.

Siết chặt đầu vào

Luật sư Ly Tao cho hay ở Đoàn Luật sư TP.HCM đã có trường hợp một sinh viên đang học ĐH luật năm thứ ba đã mang chứng chỉ lớp đào tạo luật sư đến để xin đi tập sự gia nhập đoàn. Lãnh đạo đoàn hết sức ngỡ ngàng nhưng vẫn phải yêu cầu: “Cứ chờ đến khi tốt nghiệp ĐH xong rồi… tính tiếp”.

Ông kiên quyết muốn luật sư có “chất” thì các nhà quản lý phải triển khai nhiều việc. Đầu tiên là siết chất lượng đầu vào. Phải quy định sinh viên học luật chính quy mới được học chứng chỉ hành nghề luật sư và muốn học lớp luật sư phải thi tuyển chọn lọc kỹ chứ không nên vừa thi vừa xét tuyển như đang làm. Hiện việc đào tạo luật sư còn coi trọng chuyện đủ số lượng, tức mỗi năm phải có đủ số người có chứng chỉ lớp luật sư như chỉ tiêu đặt ra.

Một luật sư có tiếng tại Đoàn Luật sư TP Hà Nội thì tâm sự: “Khi chứng kiến cảnh một một sư trẻ làm nghề sáu năm tư vấn cho khách hàng nhưng không biết phân biệt giữa tạm giam và tạm giữ, tôi thực sự thấy xấu hổ với nghề…”. Theo vị luật sư này, quan trọng hơn cả là từng cá nhân luật sư phải có ý thức tôn trọng nghề và đặc biệt phải có kiến thức chuyên sâu và liên tục cập nhật pháp luật để hành nghề. Những nhà quản lý luật sư phải sẵn sàng loại bỏ những người hành nghề để mưu sinh không có lý tưởng ngay từ khi xét tuyển đầu vào. Tự nâng tầm mình là một việc làm thiết thực nhất để nâng cao chất cho đội ngũ luật sư.

Read the rest of this entry »

 

Tổ chức Tòa án theo cấp xét xử trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam – Một số vướng mắc và cách giải quyết

Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định nhiệm vụ trước mắt của công cuộc cải cách tư pháp là:

“…Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập toà chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành. Nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của các Toà án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân, các vụ án liên quan đến bí mật quân sự …”

Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, quy định nguyên tắc hai cấp xét xử như sau:

Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án khi tuyên chưa có hiệu lực pháp luật và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật tố tụng quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Read the rest of this entry »

 

Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự

Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của các quan chức thi hành pháp luật. Theo quy định của “Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 17/12/1979, thuật ngữ “quan chức thi hành pháp luật”gồm tất cả những viên chức pháp luật được bổ nhiệm hay bầu ra, thực hiện các thẩm quyền của cảnh sát, đặc biệt các thẩm quyền bắt hay giam giữ[1]. Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt nam, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án; và người tiến hành tố tụng bao gồm: Điều tra viên; Kiểm sát viên; Chánh án, Thẩm phán; Hội thẩm; Thư ký phiên toà.

Mục đích hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong lĩnh vực hình sự là nhằm ngăn ngừa, phát hiện, và xử lý hành vi phạm tội, đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện kịp thời, không để lọt tội phạm và không xử lý oan người vô tội. Tính chất hoạt động của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền này là hoạt động nhân danh nhà nước, và mang quyền lực nhà nước. Trong khi đó, quyền con người trong tố tụng hình sự, hiểu theo nghĩa trong phạm vi bài này,là quyền pháp lý của cá nhân, công dân hay nói chính xác hơn là quyền của bị can, bị cáo, do đang ở vào tình thế bất lợi vì có hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc đang bị tình nghi phạm tội, nên thông qua pháp luật, nhà nước trao cho họ những quyền pháp lý nhất định, những quyền pháp lý, thường được quy định trong Hiến pháp và luật để giúp họ có công cụ tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, tránh các nguy cơ xâm phạm không đúng pháp luật từ phía các cơ quan hoặc cá nhân đang thực thi pháp luật.

Vì tính chất hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là nhân danh nhà nước và mang quyền lực nhà nước, nên trong quan hệ của họ với bị can, bị cáo thì đây là quan hệ bất bình đẳng. Vì vậy, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, giảm thiểu các nguy cơ xâm phạm bất hợp pháp là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự.

Read the rest of this entry »

 

Người chưa thành niên phạm tội: Xét xử trong môi trường thân thiện

Nên xét xử người chưa thành niên trong văn phòng của thẩm phán hoặc tại một căn phòng bình thường khác chứ không phải tại phòng xử án thông thường…

Tại cuộc tọa đàm tham vấn chính sách về việc thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên được tổ chức giữa tuần qua, các đại biểu đã chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế của hoạt động tố tụng hình sự hiện nay đối với các vụ án liên quan người chưa thành niên. Đồng thời, tọa đàm đã phác thảo một cơ chế tư pháp dành riêng cho đối tượng đặc biệt này.

Không bảo đảm bí mật riêng tư

Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ nhận định: Mặc dù đã có những quy định về các thủ tục tố tụng đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên trong BLTTHS nhưng việc áp dụng vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, thiếu hiệu quả. Điều này dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ án không cao. Cạnh đó, tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền, vi phạm các quy định của BLTTHS, không tôn trọng quyền lợi của người chưa thành niên vẫn xảy ra dẫn đến một số trường hợp oan, sai.

Phân tích cụ thể hơn, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể cho rằng BLTTHS không có sự phân biệt quy định trình tự, thủ tục phiên tòa xét xử mà bị cáo, người bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên với người đã thành niên. “Tất cả bị cáo phải đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án. Bị cáo là người chưa thành niên cũng giống như người thành niên đều phải đứng trước vành móng ngựa để trả lời mà không được ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình” – ông Thể nhấn mạnh.

Read the rest of this entry »

 

Tòa án cho người chưa thành niên: Chưa thống nhất về mô hình, thẩm quyền xét xử

Thẩm phán chuyên trách xét xử phải có tiêu chuẩn riêng, được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu, có hiểu biết về tâm lý, giáo dục, có kinh nghiệm, kỹ năng xét xử liên quan đến người chưa thành niên.

Nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết các vụ án người chưa thành niên nên do tòa án gia đình thực hiện.

Khảo sát thực tiễn của TAND Tối cao cho thấy 91% tổng số phiếu điều tra xã hội học nhất trí thành lập tòa chuyên xét xử người chưa thành niên. TAND Tối cao cho biết như trên tại tọa đàm tham vấn chính sách về việc thành lập tòa án gia đình và người chưa thành niên ngày 19-10. Tuy nhiên, những người ủng hộ lại có quan điểm khác nhau ngay cả về tên gọi cũng như mô hình tổ chức, thẩm quyền của tòa án này.

Cần thẩm phán chuyên trách?

Quan điểm thứ nhất đề nghị nên thành lập tòa án người chưa thành niên, trong đó thẩm phán chuyên trách xét xử phải có tiêu chuẩn riêng, được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu, có hiểu biết về tâm lý, giáo dục, có kinh nghiệm, kỹ năng xét xử liên quan đến người chưa thành niên.

Một quan điểm khác lại cho rằng việc giải quyết các vụ án người chưa thành niên nên do tòa án gia đình thực hiện. Tức là ngoài nhiệm vụ xét xử những vụ án liên quan đến người chưa thành niên, tòa này sẽ giải quyết cả các vấn đề về hôn nhân gia đình. Đề xuất này đứng trên lập trường không phình to bộ máy tổ chức của tòa án nhưng vẫn bảo đảm việc phân công thẩm phán có hiểu biết cần thiết về người chưa thành niên để chuyên trách xét xử vụ án.

Read the rest of this entry »

 

Bàn về vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Theo quy định của pháp luật, trong các phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên (KSV) thực hiện hai chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự. Đây là một quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của KSV.

Trong hoạt động của mình, KSV phải tuân theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân và Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành.Đồng thời KSV phải nhạy bén, linh hoạt, có khả năng tư duy tổng hợp, khả năng lập luận cũng như tranh luận tốt với những ngưòi tham gia phiên tòa. Chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố của KSV phụ thuộc vào những yếu tố đó. Tuy nhiên vai trò của KSV không chỉ giới hạn tại phiên toà, nghĩa là từ khi bắt đầu phiên toà đến khi tuyên án mà vai trò của KSV tại các phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phải được hiểu theo nghĩa rộng, từ khi Toà án thụ lý vụ án đến khi bản án được tuyên và đã có hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, tại các phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, KSV không chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Điều này đảm bảo quy trình hoạt động liên tục và toàn diện của KSV trong việc thực hiện chức năng , nhiệm vụ của Vịên kiểm sát theo luật định. Dưới góc độ tiếp cận này, chúng tôi phân chia thành ba giai đoạn* hoạt động chủ yếu của KSV là: Giai đoạn chuẩn bị cho việc xét xử, giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà, giai đoạn kiểm sát việc kháng nghị sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm. Trong đó, vai trò của KSV được thể hiện chủ yếu và tập chung nhất ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà.

Read the rest of this entry »

 

Lọc “sạn” để nâng chất xét xử

Tại một hội nghị rút kinh nghiệm xét xử do TAND Tối cao vừa tổ chức, một số sai sót trong thực tiễn giải quyết án dân sự, thương mại… đã được “chỉ mặt đặt tên”. Rút kinh nghiệm các sai sót này là điều rất cần thiết cho các thẩm phán để nâng cao chất lượng xét xử.

 

Một sai sót khá phổ biến là các tòa xác định sai tư cách tham gia tố tụng của những người liên quan. Hệ quả là bản án thường bị tòa cấp trên hủy để xử lại, làm mất công, mất sức, mất thời gian của các cấp tòa và các bên đương sự.

Xác định sai tư cách tố tụng

Thẩm phán Phạm Thanh Bình, Phó Chánh Tòa Dân sự TAND Tối cao, dẫn chứng: Thực tế có vụ án bị đơn chết nhưng sau đó, có tòa vẫn xác định họ là bị đơn. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, nếu trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn chết thì tòa phải xem xét để đưa những người thừa kế của họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng mới đúng.

Không chỉ có án dân sự, thực tiễn xét xử án kinh doanh thương mại cũng thường gặp lỗi này. Chẳng hạn nhiều tòa đưa doanh nghiệp tư nhân vào tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn hoặc bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong khi đó, theo Thẩm phán Đặng Xuân Đào, Chánh Tòa Kinh tế TAND Tối cao, đúng ra phải xác định là “chủ doanh nghiệp tư nhân” bởi khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định rõ: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp”.

Ngoài ra, khi giải quyết án kinh doanh thương mại, một sai sót nữa thường thấy của các tòa là xác định chi nhánh của doanh nghiệp là nguyên đơn hoặc bị đơn.

Read the rest of this entry »

 

So sánh chế định hình phạt một số nước Asean và Việt Nam

1. So sánh chế định hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự Lào và Việt Nam (1)

Lào là quốc gia Đông Nam Á có biên giới giáp Myanmar và Trung Quốc phía Tây Bắc, giáp Việt Nam ở phía Đông, Campuchia ở phía Nam và Thái Lan ở phía Tây. Là quốc gia láng giềng với Việt Nam (giáp Việt Nam 2.067 km đường biên giới), Lào có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xă hội, tôn giáo và cùng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Xô viết trước đây, do đó quy định về chế định hình phạt của BLHS nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là BLHS Lào) không khác biệt nhiều mà ngược lại có nhiều điểm tương đồng với quy định của BLHS Việt Nam.

Trước hết, chế định hình phạt được quy định ở Chương V BLHS Lào gồm 9 điều từ Điều 25 đến Điều 33 theo cơ cấu gần tương tự như BLHS Việt Nam (tuy nhiên, số điều luật lại ít hơn 6 điều). Cụ thể, cơ cấu đó là:

– Mục đích hình phạt;

– Hệ thống hình phạt (bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung).

Với cơ cấu như trên, BLHS Lào không có điều luật quy định về khái niệm hình phạt – khái niệm gốc, nền tảng của chế định hình phạt.

Tại Điều 25 BLHS Lào, nhà làm luật đă quy định về mục đích hình phạt như sau: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo người phạm tội để họ có thái độ trong sáng đối với công việc, tôn trọng và tuân thủ pháp luật chặt chẽ, tôn trọng các quy tắc của đời sống xă hội, ngăn ngừa họ tái phạm cũng như ngăn ngừa người khác phạm tội. Hình phạt không có mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp phẩm giá con người.” Như vậy, ngoài việc chỉ rõ hình phạt có mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung tương tự như BLHS Việt Nam, chúng tôi nhận thấy quy định về mục đích hình phạt trong BLHS Lào có điểm khá hay là còn chỉ rõ: hình phạt “… không có mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp phẩm giá con người”. Đây có thể được coi là “cơ sở” để từ đó quy định về các hình phạt cụ thể trong hệ thống hình phạt một cách nhân đạo. Chúng tôi cho rằng BLHS Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm này của BLHS Lào.

Read the rest of this entry »