RSS

Monthly Archives: Tháng Hai 2011

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền bào chữa của công dân

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1991 đã được chứng minh về tính đúng đắn và tính định hướng, làm cho mọi người nhận thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền tảng của Cương lĩnh này của Đảng chính là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta gắn liền với công lao vô cùng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”1. Trong hệ thống quan điểm đó, có tư tưởng về việc xây dựng một Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do và dân chủ của công dân, trong đó có quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa cho mình (từ đây gọi tắt là quyền bào chữa của công dân). Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh một cách thuyết phục nhãn quan chính trị và pháp lý sắc bén của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp nảy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mang đến tự do dân chủ cho nhân dân. Một trong những định chế thể hiện rõ nét tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của công dân chính là định chế về luật sư mà vai trò của nó ngày càng khẳng định trong quá trình phát triển dân chủ XHCN. Read the rest of this entry »

 

Cho hưởng án treo sai luật

Tại hội nghị tổng kết và triển khai công tác năm 2011 của ngành TAND mới đây, ban thanh tra của TAND Tối cao đã nêu ra hàng loạt vụ án cho hưởng án treo không có cơ sở…

Tháng 1-2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử Tống Khắc Năng về hai tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tòa này đã cho bị cáo hưởng án treo về cả hai tội và vấp phải phản ứng của các cơ quan tố tụng khác.

Cho treo không phù hợp

Theo hồ sơ, trong thời gian làm trưởng thôn Đào Lạng, xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Năng đã tham ô hơn 20 triệu đồng của thôn, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt gần 24,5 triệu đồng.

TAND tỉnh xử sơ thẩm đã căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ xử phạt bị cáo Năng hai năm tù về tội tham ô, một năm tù về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn… Sau đó, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã cho bị cáo hưởng án treo về cả hai tội dù bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ nào mới. Read the rest of this entry »

 

Về loại tội phạm có hai hình thức lỗi

1. “Tội phạm có hai hình thức lỗi” là một trong những vấn đề phức tạp của luật hình sự. Trong lập pháp thì “tội phạm có hai hình thức lỗi” là vấn đề còn bỏ ngỏ. Còn trong lý luận và thực tiễn, mặc dù vấn đề này đã được đề cập khá nhiều, song cũng chưa được nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ và do đó, còn có không ít những sai lầm trong việc định tội danh cũng như giải quyết một số vấn đề khác có liên quan như áp dụng nguyên tắc xử lý; xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự; xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm v.v… Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, trao đổi làm sáng tỏ hơn nữa về tội phạm có hai hình thức lỗi là việc làm rất cần thiết.

2. Như chúng ta đã biết, thường thì một loại tội phạm chỉ có thể được thực hiện với một hình thức lỗi: hoặc là cố ý hoặc là vô ý. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự (BLHS), nhà làm luật có quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) tăng nặng đối với nhiều trường hợp cố ý phạm tội, nhưng vô ý gây hậu quả nguy hại cho xã hội. Trong những trường hợp phạm tội như vậy, thì trong cùng một loại tội sẽ có cả hai hình thức lỗi – cố ý và vô ý. Sự hiện diện của cả hai hình thức lỗi trong cùng một loại tội thường được gọi là hình thức “hỗn hợp lỗi” hoặc “lỗi pha trộn”. Read the rest of this entry »

 

Một số vấn đề về cơ quan điều tra

Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò rất quan trọng trong tiến trình tố tụng hình sự (TTHS). “Có thể nói những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội … thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra”(1). Vì vậy, vấn đề tổ chức và thẩm quyền của cơ quan điều tra (CQĐT) là một trong những vấn đề được đề cập nhiều trong sách báo pháp lý nước ta với các mức độ khác nhau. Mặc dù vậy, vấn đề tổ chức và thẩm quyền của CQĐT vẫn đang là vấn đề rất phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau đòi hỏi phải được tiếp tục bàn luận. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tiếp tục đề cập hai vấn đề trên đây.

I. TỔ CHỨC CQĐT

Mô hình tổ chức của CQĐT ở nước ta đã được xây dựng vào những năm đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nó được hoàn thiện dần trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm. Đến năm 1989, trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (PLTCĐTHS) đã xây dựng mô hình tổ chức CQĐT tương đối hoàn chỉnh và phù hợp. Read the rest of this entry »

 

Rửa tiền một tội phạm quốc tế điển hình

Rửa tiền từ những nguồn thu nhập phi pháp là hành vi đã xuất hiện từ lâu, nhưng trong vòng 20 năm gần đây mới được nghiên cứu, xem xét và quy định trong Luật ở một số quốc gia trên thế giới. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, hành vi rửa tiền ngày càng lớn về mặt quy mô, đa dạng, tinh vi về cách tiến hành và mang đậm tính quốc tế hơn bao giờ hết.

1. Về khái niệm “Rửa tiền”:

Theo nghĩa thông thường, hành vi rửa tiền được coi là “hành vi biến đổi các khoản thu nhập nhằm che đậy nguồn gốc phi pháp nguyên thủy của chúng” (theo định nghĩa của FATF – Financial Aciton Task Force on Money Laundering – đội đặc nhiệm chống rửa tiền quốc tế), “là một quá trình chuyển đổi doanh thu từ các hoạt động bất hợp pháp thành các nguồn vốn hợp pháp” (Giáo sư Byung-Ki-Lee,Viện nghiên cứu hình sự Hàn Quốc), “là hành vi của bọn tội phạm biến đổi các đồng tiền bất hợp pháp (tiền bẩn) thành đồng tiền hợp pháp (tiền sạch)”…. Read the rest of this entry »

 

Bàn về khái niệm vật chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chứng cứ là một chế định rất quan trọng trong tố tụng nói chung và Tố tụng hình sự nói riêng. Trong tố tụng hình sự, để có cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức, công dân (kể cả bản thân người phạm tội) tránh được oan, sai, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải thu thập, kiểm tra, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và hợp pháp.

* Điều 64 BLTTHS năm 2003 (sau đây gọi là BLTTHS 2003) quy định về chứng cứ như sau:

“1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2. Chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi – nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

c) Kết luận giám định

d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.

Từ quy định trên đây cho ta thấy, vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự. Thông qua vật chứng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể rút ra được các chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như các tình tiết khác, giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Read the rest of this entry »

 

Lệ Làng – phép vua ngẫm qua ngôi đình của người Việt

Đời sống xã hội của người Việt đã trải qua hàng nghìn năm, tổ chức xã hội của người Việt gắn liền với cộng đồng làng xã. Ở mỗi làng xã của người Việt cổ truyên có những công trình văn hóa hình thành và tổn tại lâu đời như Đình Làng, chùa làng, văn chỉ, quán…

Trong phạm vi bài viết nhỏ này chỉ đề cập đến một công trình kiến trúc phổ biến của cộng đồng người Việt gắn bó với đời sống người việt, mang những chức năng, đặc điểm phản ánh yếu tố lịch sử ,văn hóa, chính trị, pháp lý là nhân chứng của lịch sử chứng kiến sự phát triển thăng trầm của xã hội người việt đó chính là Đình làng.

Đình làng không biết có trong đời sống xã hội người Việt từ bao giờ nhưng khi được xây dựng ở làng quê Việt mang những chức năng và đặc điểm chung của nó.

Đình làng là chốn đình chung của cả làng nơi đó diễn ra các cuộc họp mà người họp là nam giới ở tuổi lên bô. Tại các cuộc họp này các bô bàn bạc và thống nhất giải quyết các công việc của làng theo các yêu cầu của nhà nước trung ương triển khai xuống hoặc các công việc của làng xã đặt ra. Hay nói cách khác là nơi diễn ra các cuộc họp bàn giải quyết các công việc chung của làng xã. Mang tính hành chính và tự quản của làng xã. Read the rest of this entry »

 

Công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong tình hình mới

Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là khái niệm để chỉ sự câu kết hoặc tụ hợp của những kẻ cùng tham gia vào một hay nhiều hoạt động bất hợp pháp có tính xuyên biên giới mà mục đích đầu tiên là thu lợi nhuận. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay là góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị và phát triển đất nước.

1 – Nhận diện tội phạm xuyên quốc gia và thực trạng tình hình tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Khi xu hướng toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện, các hình thức tội phạm xuyên quốc gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là buôn bán ma túy và các loại tội phạm mang lại lợi nhuận cao như hoạt động buôn bán vũ khí, buôn người, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao… Bên cạnh đó, nhiều hoạt động buôn bán phi pháp khác cũng xuất hiện và gia tăng như buôn bán động vật quý hiếm, các tác phẩm nghệ thuật, cổ vật bị đánh cắp và tội phạm quốc tế liên quan đến thẻ tín dụng… Những dòng người, dòng tiền và hàng hóa chuyển từ nước này sang nước khác trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để tội phạm mở rộng các hoạt động như: buôn lậu; buôn bán phụ nữ, trẻ em; đưa người ra nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp… Read the rest of this entry »

 

Hoàn thiện một số biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Bộ Luật hình sự năm 1999 đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 1999 và BLHS một số nước trên thế giới, tác giả đã chỉ ra những điểm hạn chế để đề xuất hoàn thiện một số biện pháp miễn, giảm hình phạt trong BLHS Việt Nam năm 1999 đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội nhằm mục đích trừng trị, giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời hình phạt còn có mục đích răn đe, phòng ngừa chung.

Trong công tác phòng và chống tội phạm, ngoài hình phạt là biện pháp có vai trò rất quan trọng còn có các biện pháp đấu tranh ngăn chặn khác như các biện pháp kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và thuyết phục. Các biện pháp này được Nhà nước kết hợp, đan xen sử dụng nhằm ngăn chặn, giảm bớt và tiến tới loại trừ tội phạm. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự (LHS) Việt Nam và dựa vào nội dung chính sách hình sự (CSHS) của Nhà nước ta được thể hiện tập trung tại Điều 3 BLHS, đồng thời xuất phát từ quan niệm nêu trên về hình phạt, BLHS năm 1999 đã quy định một hệ thống các biện pháp miễn giảm như: miễn trách nhiệm hình sự (TNHS), miễn hình phạt, án treo, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, thời hiệu truy cứu TNHS, thời hiệu thi hành bản án và xóa án tích. Read the rest of this entry »