RSS

Category Archives: Tâm Lý Học

Ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình không thuận lợi đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên

Hành vi phạm tội được các ngành khoa học nghiên cứu trong mối quan hệ “môi trường – người phạm tội”. Bởi vì, hành vi phạm tội phát sinh không phải từ chính môi trường hoặc do cá nhân mà nó phát sinh do sự tác động qua lại giữa môi trường và cá nhân. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn người chưa thành niên đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Đó là các nguyên nhân từ phía cá nhân người chưa thành niên, từ phía gia đình, nhà trường, xă hội.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập một khía cạnh về nguyên nhân từ phía gia đình là: Ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình không thuận lợi đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Gia đình là môi trường xă hội đầu tiên mà con người tiếp xúc, là yếu tố chủ đạo cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý nhân cách con người. Thông qua gia đình, con người được nuôi nấng, được giáo dục và tiếp thu những kinh nghiệm xă hội đầu tiên. Theo số liệu thống kê cho thấy trong 15 năm đầu của đứa trẻ thì nhà trường chỉ quản lý con em của chúng ta khoảng 15 ngh́n giờ, còn những người làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm với con cái mình 90 ngh́n giờ.(1)

Ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ không phải đă mang những nét tính cách xấu hay gen phạm tội. Trong quá trình hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của mình, đứa trẻ chịu ảnh hưởng lớn của lối sống và phương pháp giáo dục của gia đình. Lối sống và phương pháp giáo dục của gia đình được biểu hiện ở ba mối quan hệ: Quan hệ giữa bố và mẹ, quan hệ giữa bố mẹ với con cái và quan hệ giữa các con cái với nhau. Trong ba mối quan hệ này, hai mối quan hệ đầu giữ vai trò chi phối, quan hệ thứ ba chỉ là hệ quả của chúng.

Read the rest of this entry »

 

Thực hiện mục đích giáo dục người phạm tội trong thi hành án hình sự

Giáo dục người phạm tội là một trong những mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 1999: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới”.

Mục đích của hình phạt là thành tố có tính chất quyết định, quy định nội dung, phương pháp, hình thức, tiêu chí, biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của thi hành án hình sự. Mục đích của hình phạt có đạt được hay không phụ thuộc vào Cơ quan thi hành án hình sự và người bị kết án, đặc biệt là phụ thuộc vào việc cán bộ, nhân viên Cơ quan thi hành án hình sự có ý thức được đầy đủ ý nghĩa của mục đích của hình phạt hay không? Do đó, quán triệt mục đích của hình phạt trong hoạt động thi hành án hình sự nói chung, mục đích giáo dục người phạm tội nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên của các Cơ quan thi hành án hình sự.

Các nhà tâm lý học, tội phạm học Việt Nam từ trước đến nay đều thống nhất quan điểm cho rằng, việc giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện là điều hoàn toàn có thể làm được. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”(1).

Giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội trong giáo dục học được gọi là giáo dục lại người phạm tội. Đây là quá trình nhằm làm thay đổi những quan điểm, nhận thức không đúng đắn của người phạm tội, cải tạo các thói quen, hành động sai trái đã hình thành ở người phạm tội. Những nhận thức, hành động sai trái của người phạm tội không phải là bản tính vốn có của họ, mà là do ảnh hưởng của những yếu tố không Read the rest of this entry »

 

Uy tín của người thẩm phán

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2001 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đặt ra nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ thẩm phán – nhân vật trung tâm của hoạt động tư pháp. Và một trong những vấn đề cần quan tâm đó là uy tín của người thẩm phán, đúng như báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư kí toà án, chấp hành viên, công chứng viên… có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”.

1. Vấn đề uy tín cá nhân và uy tín của người thẩm phán

Trong cuộc sống hàng ngày, để thiết lập tốt các quan hệ và để người khác tin tưởng ở mình, nghe theo mình, thậm chí sẵn sàng hành động xả thân vì mình thì người đó phải có uy tín. Uy tín cá nhân là sự mến phục, tin tưởng, tôn trọng của người khác bởi chính phẩm chất, năng lực thực sự do người đó tự xây dựng trong cuộc sống của mình.

Trong bộ máy nhà nước, toà án nhân dân có một vị trí quan trọng. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính… Toà án bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ xã hội của nhân dân. Thông qua hoạt động xét xử, toà án góp phần giáo dục ý thức pháp luật của công dân, tham gia cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tình trạng phạm tội. Trong hoạt động xét xử của toà án, thẩm phán là nhân tố cơ bản. Có thể khẳng định, hoạt động nghề nghiệp của người thẩm phán mang tính đặc thù cao. Nghề nghiệp đó có ảnh hưởng lớn đối với tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lí của một quốc gia (nói chung) và cá nhân người thẩm phán (nói riêng).

Read the rest of this entry »

 

Kỹ năng giao tiếp của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can

Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra do điều tra viên tiến hành bằng cách sử dụng các biện pháp tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can theo quy định của pháp luật, thông qua giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt… nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của họ.

Thực chất của hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh về ý chí và lí trí giữa điều tra viên và bị can. Do đó, để hoạt động này đạt được hiệu quả và chất lượng cao, đòi hỏi điều tra viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu rộng về xã hội, kĩ năng giao tiếp… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số nội dung cơ bản về kĩ năng giao tiếp của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can.

1. Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin và cảm xúc, tri giác, tác động qua lại với nhau trong những tình huống cụ thể, nhằm thực hiện mục đích của hoạt động nhất định.(1) Giao tiếp trong hoạt động hỏi cung bị can là quan hệ giao tiếp chính thức theo quy định của luật tố tụng hình sự. Trong mối quan hệ này, điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo, phối hợp, điều chỉnh các tác động, có quyền tổ chức và điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can với tư cách là đối tượng bị tác động, bị ra sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can với tư cách là đối tượng bị tác động, bị

Giao tiếp trong hỏi cung bị can khác với giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày bởi một số đặc điểm có tính đặc thù. Đó là: 1) Về mặt pháp lí, nội dung giao tiếp phải tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Phương pháp giao tiếp phải kết hợp tác động xD hội với tác động bằng pháp luật, chính sách của Nhà nước; 2) Về chủ thể, trong giao tiếp điều tra viên phải có khả năng thuyết phục, chủ động, mưu trí, năng động, sáng tạo, có thái độ khách quan, tính quyết đoán; phát huy tính tích cực, chủ động của bị can; 3) Về mục đích, giao tiếp để thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan lời khai của bị can về toàn bộ sự thật của vụ án, hành vi phạm tội của bị can cũng như các tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với công tác điều tra và phòng ngừa tội phạm nhằm tạo ra bầu không khí tâm lí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa điều tra viên và bị can. Từ đó bị can có thái độ tôn trọng, tin tưởng điều tra viên mà tiếp nhận tác động một cách tích cực; 4) Về mặt khoa học, nội dung giao tiếp được xây dựng trên cơ sở của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là khoa học giao tiếp, khoa học pháp lí cũng như khoa học về nghiệp vụ điều tra và ngôn ngữ học…

Read the rest of this entry »

 

Kỹ năng giao tiếp của thẩm phán khi giải quyết các vụ việc dân sự

Đó thống nhất sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại toà án nhân dân, ngày 15/6/2004 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2005.

Đây là sự kiện quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp ở nước ta. Từ đây thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh và thương mại, lao động (vụ án dân sự) và thủ tục yêu cầu Đó toà án giải quyết các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh và thương mại, lao động (việc dân sự) gọi chung là thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại tòa án sẽ được áp dụng một cách thống nhất.

Giải quyết các vụ việc dân sự là hoạt động tư pháp mà ở đó toà án giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động cũng như giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh và thương mại, lao động giữa một bên là nguyên đơn với một bên là bị đơn, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Mục đích của tố tụng dân sự là xác định lỗi thuộc về bên nào (nguyên đơn hay bị đơn) để từ đó quyết định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong các giao dịch về dân sự. Read the rest of this entry »

 

Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử người chưa thành niên phạm tội

TS. Đặng Thanh Nga

Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội

Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý cơ thể lẫn tâm lý, ý thức. Đó là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống còn chưa có hoặc quá ít ỏi. Khả năng nhận thức về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật còn nhiều hạn chế. Lứa tuổi này rất hiếu động, tò mò, thích tìm hiểu cái mới của thế giới xung quanh. Khuynh hướng chủ yếu trong hành vi là hay bắt chước và rất mạo hiểm.

Để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên một cách khách quan, toàn diện, hợp lý, hợp tình, các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau đây:

– Khi làm việc với người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ nguyên tắc “thân thiện với trẻ”. Nguyên tắc thân thiện với trẻ là các nguyên tắc công nhận trẻ em là những người đặc biệt dễ bị tổn thương, do đó cấn phải dành cho trẻ sự quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt, phù hợp với lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân của các em. Read the rest of this entry »