RSS

Category Archives: Luật Tố Tụng Hình Sự

Thông tin pháp luật tố tụng hình sự

Bị can, bị cáo có quyền yêu cầu giám định?

Ngày 29-5, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giám định tư pháp và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau…

Vấn đề được nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm là có nên bỏ giám định viên pháp y tại phòng kỹ thuật hình sự của công an cấp tỉnh hay không? Hoặc nếu giữ lại thì nên chăng chỉ để lực lượng này thực hiện công việc giám định tử thi mà thôi?

Quy về một mối thuộc ngành y tế?

Theo ĐB Trương Thị Yến Linh (Cà Mau), hầu hết ở các nước trên thế giới, pháp y đều do Bộ Y tế, Bộ Tư pháp hoặc các trường ĐH quản lý chứ không hề có pháp y thuộc ngành công an. Bà Linh lý giải: “Việc áp dụng một quy trình khép kín từ trưng cầu giám định đến khâu khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai do một cơ quan chỉ đạo thì dù khách quan, dù khoa học đến đâu chăng nữa, người ngoài cuộc vẫn nghi ngờ, niềm tin cũng không trọn vẹn. Nhất là các vụ chết người xảy ra đột ngột trong nhà tù, nơi tạm giam, tạm giữ hoặc khi truy bắt, trên đường dẫn giải. Những kết luận về nguyên nhân tử vong lại chính do cơ quan giam giữ, dẫn giải đưa ra thì dư luận khó đồng tình. Để tránh tình trạng oan, sai, tạo niềm tin trong việc giải quyết các vụ án thì nên để cơ quan giám định quy về một mối là cơ quan y tế”.

Đồng tình, ĐB Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) cho rằng việc đưa pháp y về ngành y tế rất cần thiết. “Tôi cho rằng việc phối hợp giữa hai ngành công an và ngành y tế hoàn toàn có thể thực hiện tốt được khi chúng ta có một lộ trình chuyển giao cụ thể. Hiện nay y tế là ngành có chế độ trực 24/24 giờ đảm bảo xử lý mọi tình huống cấp cứu khẩn cấp, hoàn toàn có thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu của bên công an” – bà Nguyệt khẳng định

Theo ĐB Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng), để kết luận được chính xác, ngoài việc sử dụng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, trong quá trình thực hiện giám định, giám định viên rất cần sự trợ giúp của các thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên ngành. Do đó, nếu tập trung giám định viên pháp y tại trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc ngành y tế quản lý thì việc đầu tư phát triển theo hướng chuyên trách, chính quy, hiện đại sẽ tập trung và hiệu quả hơn rất nhiều.

Read the rest of this entry »

 

Phương hướng hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do Toà án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở Việt Nam là các Toà án cấp huyện, Toà án cấp tỉnh, Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự cấp quân khu.

Theo pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành, thì xét xử sơ thẩm được xác định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài liệu chứng cứ của vụ án do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên toà, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận, chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện. Xét xử sơ thẩm được coi như là đỉnh cao cửa quyền tư pháp, tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; những lo âu của bị cáo, người bị hại và của những người tham gia tố tụng khác được giải toả tại phiên toà. Tâm lý nói chung đối với những người tham gia tố tụng là mong muốn vụ án nhanh được đưa ra xét xử để họ biết được Toà án sẽ phán quyết như thế nào.

Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng mà ở đó đòi hỏi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, các lý lẽ đưa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà phải có sức thuyết phục, nhưng đồng thời lại phải tuân theo những quy định của pháp luật. Thông qua phiên toà có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán, của Hội thẩm, của Kiểm sát viên, của Luật sư và những người tham gia tố tụng tố tụng khác. Cũng thông qua phiên toà mà Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư nâng cao được trình độ nghiệp vụ năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp; thông qua phiên toà, những người dự phiên toà hiểu biết thêm về pháp luật, củng cố thêm lòng tin vào Toà án. Vì vậy, việc tổ chức phiên toà sơ thẩm tốt có tác dụng to lớn không chỉ đối với một vụ án cụ thể mà còn có tác dụng đối với việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân.

Read the rest of this entry »

 

Rút yêu cầu khởi tố: Vẫn cần phải hướng dẫn

Cần phải hướng dẫn đối với việc rút yêu cầu khởi tố đối với một hay hai bị can trong vụ án có nhiều bị can, hướng dẫn với việc rút yêu cầu tại phiên tòa…

Điều 105 BLTTHS chỉ quy định “khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại” nhưng thực tiễn xét xử có nhiều vụ án không chỉ có một bị can, mà có nhiều bị can như báo Pháp Luật TP.HCM ngày 5-4 và ngày 3-5 nêu. Ngoài ra còn có trường hợp vụ án tuy chỉ có một bị can nhưng lại có nhiều người bị hại; có người yêu cầu khởi tố, có người không yêu cầu thì giải quyết thế nào cũng là vấn đề vướng mắc.

Cho phép đình chỉ với từng bị can

Đối với trường hợp vụ án có nhiều bị can mà chỉ có một người bị hại; trước khi xét xử người bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với một bị can trong số nhiều bị can thì tòa án có được đình chỉ vụ án đối với bị can mà người bị hại có đơn rút yêu cầu khởi tố không? Có ý kiến cho rằng điều luật không nói rõ rút yêu cầu khởi tố vụ án hay rút yêu cầu khởi tố bị can nên trường hợp người bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố cho một bị can thì việc rút yêu cầu này không thuộc trường hợp rút yêu cầu khởi tố theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS; vụ án phải tiếp tục được truy tố, xét xử; việc rút yêu cầu khởi tố bị can này chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ cho bị can; chỉ khi nào người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án mới được đình chỉ.

Theo chúng tôi, hiểu như vậy là máy móc, không đúng với quy định của BLTTHS về trường hợp đình chỉ vụ án. Điều 169 và Điều 180 BLTTHS đều quy định: “Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can”. Như vậy, về nguyên tắc, pháp luật cho phép đình chỉ vụ án đối với một bị can trong số nhiều bị can trong cùng một vụ án. Điều 169 và 180 BLTTHS không loại trừ trường hợp đối với khoản 2 Điều 105.

Read the rest of this entry »

 

Rút yêu cầu khởi tố: Không có gì tranh cãi!

Người bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố hoặc bãi nại cho một bị can (trong số nhiều bị can) thì không thuộc trường hợp rút yêu cầu khởi tố vụ án nên vẫn phải tiếp tục truy tố, xét xử…

Bài viết “Rút yêu cầu khởi tố: Nhiều tình huống tranh cãi” (Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 5-4) dẫn quan điểm của một số chuyên gia pháp luật cho thấy có sự tranh cãi về việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa, rút yêu cầu khởi tố đối với một trong nhiều bị can… Tuy nhiên, theo tôi, việc rút yêu cầu khởi tố không có gì tranh cãi!

Chỉ xem là tình tiết giảm nhẹ

Với tình huống mà bài báo đặt ra: Anh A yêu cầu xử lý hình sự B và C vì đánh anh gây thương tích (thuộc trường hợp ở khoản 1 Điều 104 BLHS). Cơ quan điều tra đã khởi tố cả B lẫn C. Trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, anh A bãi nại và xin rút yêu cầu khởi tố đối với B. Gặp trường hợp này, cơ quan tố tụng phải làm thế nào?

Có chuyên gia đã bảo người bị hại tha thứ và bãi nại cho một bị can nào đó thì họ được quyền rút yêu cầu khởi tố đối với bị can đó. Những bị can còn lại vẫn phải bị điều tra, truy tố, xét xử bình thường. Người khác thì nói dù anh A chỉ làm đơn bãi nại và xin rút yêu cầu khởi tố đối với riêng B thì cơ quan tố tụng cũng phải đình chỉ giải quyết cả vụ án, đình chỉ điều tra cả B lẫn C.

Theo tôi, khi xem xét Điều 105 BLTTHS (Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại) phải hiểu luật quy định khởi tố vụ án khi có yêu cầu và khi làm rõ bị can nào thì khởi tố bị can đó, không cần biết người bị hại có yêu cầu khởi tố bị can cụ thể nào không.

Về rút yêu cầu khởi tố, theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS, người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ. Điều luật không nói rõ rút yêu cầu khởi tố vụ án hay rút yêu cầu khởi tố bị can. Tuy nhiên, liên hệ với tiêu đề Điều 105 thì ta phải hiểu là rút yêu cầu khởi tố vụ án.

Read the rest of this entry »

 

Hoàn thiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

Điều 10 BLTTHS quy định nguyên tắc xác định sự thật của vụ án có hai nội dung quan trọng, một là cơ quan điều tra.

VKS, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Hai là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh là mình không có tội.

Quy định trên cơ bản thể hiện được trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định sự thật, bảo đảm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, theo tôi, quy định của điều luật còn những hạn chế, chưa thể hiện hết các yêu cầu cải cách tư pháp, tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự hiện nay ở nước ta. Cụ thể là:

Thứ nhất, điều luật quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm chung thuộc cơ quan điều tra, VKS, tòa án; chưa phân biệt được trách nhiệm chứng minh của mỗi cơ quan trên cơ sở chức năng tố tụng hình sự. Về bản chất, cơ quan điều tra, VKS có chức năng buộc tội; còn tòa án có chức năng xét xử trên cơ sở buộc tội của VKS và gỡ tội của bị cáo, người bào chữa…

Thứ hai, điều luật quy định trách nhiệm cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Nếu xem qua thì điều luật đã xác định cụ thể các vấn đề thuộc sự thật của vụ án cần được chứng minh. Tuy nhiên, so sánh với Điều 63 BLTTHS về đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự thì quy định của Điều 10 BLTTHS còn chưa đầy đủ. Sự thật của vụ án hình sự không chỉ gói gọn trong các chứng cứ có tội hay không có tội, chứng cứ về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà còn nhiều vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án như các tình tiết thuộc nhân thân bị cáo, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, các tình tiết liên quan đến việc bồi thường…

Read the rest of this entry »

 

Tăng quyền luật sư để nâng chất tranh tụng

Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp nêu rõ cần nâng cao vai trò của luật sư để bảo đảm cân bằng giữa bên bào chữa và bên công tố nhưng điều này hiện vẫn còn nhiều hạn chế…

Hội thảo mô hình tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa tổ chức tại Huế xác định không thể xem nhẹ vai trò của người bào chữa (chủ yếu là luật sư). Họ là bộ phận quan trọng cấu thành nên cải cách tư pháp và là một nửa còn lại quyết định thành công hay thất bại tính chất tranh tụng tại phiên tòa.

Luật sư chưa được tôn trọng

Nhìn từ góc độ thực tiễn, TS-luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng địa vị pháp lý, tư cách tham gia tố tụng của luật sư chưa bình đẳng với người tiến hành tố tụng. Luật sư hoàn toàn phụ thuộc vào sự đồng thuận hay không của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, thu thập chứng cứ khi bảo vệ cho thân chủ. Do đó cần phải coi luật sư như một chức danh tư pháp bình đẳng độc lập về thẩm quyền và thực thi các quyền, nghĩa vụ với người tiến hành tố tụng khác, không thể coi là người tham gia tố tụng. Bổ sung tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản của TTHS.

Vấn đề khác là luật quy định rõ trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng thực tế cơ quan điều tra luôn làm khó, yêu cầu phải có ý kiến đồng ý của bị can, bị cáo thì mới cấp, trong khi luật sư không thể tiếp xúc với thân chủ trong trại giam. Các vấn đề về hiệu lực, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận trong các giai đoạn tố tụng cũng chưa được làm rõ. Theo luật sư Hoài, nên bãi bỏ việc xét cấp, thu hồi như hiện nay. Khi đương sự hoặc người thân của họ nhờ thì luật sư chỉ cần xuất trình thẻ và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề là được phép tham gia tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thông báo đến các trại giam để luật sư có thể làm việc tốt.

Read the rest of this entry »

 

Tranh tụng mới có phiên tòa đúng nghĩa

Một mục tiêu của cải cách tư pháp là lấy tòa án làm trung tâm, lấy tranh tụng tại tòa làm khâu đột phá. Tuy nhiên, tranh tụng ra sao, tranh tụng đến đâu… vẫn còn là điều cần phải bàn.

Ý thức được tầm quan trọng của tòa án, hội thảo mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa tổ chức tại Huế đã tập trung bàn thảo khá nhiều về khâu xét xử.

Tranh tụng trong suốt phiên tòa

Đối với phiên tòa sơ thẩm, ThS Nguyễn Văn Tùng (Viện Khoa học xét xử – TAND Tối cao) cho rằng tăng cường tranh tụng là yêu cầu tất yếu của cải cách tư pháp. Nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận thì khó đạt được yêu cầu có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa mà phải tranh tụng trong hầu hết các giai đoạn của phiên xử.

Trong đó, một nguyên tắc quan trọng là HĐXX không tham gia mà chỉ điều khiển cho việc tranh tụng được khách quan. HĐXX không được có những lời lẽ khẳng định hay phủ định, không được nhận xét đúng hay sai về bất cứ vấn đề nào của các bên tham gia tại tòa. Nếu phải giải thích thì HĐXX cũng chỉ giải thích cho người tham gia về quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, tuyệt đối không nói về những quy định của BLHS. Chủ tọa phải là người tạo điều kiện cho những người tham gia trình bày hết ý kiến, không được hạn chế thời gian tranh luận, không có thái độ, lời lẽ thể hiện rằng mình đã có định kiến sẵn.

Đối với phiên tòa phúc thẩm, theo TS Nguyễn Văn Quảng (Phó Viện trưởng VKSND TP Hải Phòng), thủ tục có sự khác biệt với phiên sơ thẩm nhưng tính tranh tụng vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, không thể mờ nhạt. Nó cũng phải được thể hiện trong suốt phiên tòa chứ không đơn thuần trong phần tranh luận. Thực tế hiện nay do nhận thức tranh tụng chỉ bắt đầu khi VKS trình bày lời luận tội nên không đảm bảo tranh tụng đúng nghĩa. Vì ngay từ phần thủ tục của phiên phúc thẩm cũng đã nảy sinh các vấn đề tranh tụng như yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ, triệu tập người làm chứng, người liên quan…

Read the rest of this entry »

 

VKS phải chỉ đạo hoạt động điều tra?

Bàn về vai trò, nhiệm vụ của VKS trong cải cách tư pháp, một vấn đề được nhiều người quan tâm là mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và VKS là quan hệ phối hợp hay phục tùng lẫn nhau?

Trong hội thảo mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đang tổ chức tại Huế, VKSND Tối cao cho rằng đó là quan hệ phối hợp nhưng VKS phải là người chỉ đạo các hoạt động điều tra.

Tham gia vụ án ngay từ đầu

Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa (Liên đoàn Luật sư Việt Nam), phải ghi nhận một nguyên tắc là VKS giám sát chỉ đạo quá trình điều tra ngay từ đầu. Thực tế hiện nay yếu tố này chưa đảm bảo vì VKS chỉ có quyền ban đầu là ký lệnh bắt hay không bắt, suốt quá trình điều tra sau đó diễn tiến ra sao thì VKS không hay biết. CQĐT cũng không thông báo cho VKS biết, chỉ khi có kết luận điều tra thì mới chuyển hồ sơ qua. Điều này khiến vai trò của VKS khá mờ nhạt.

Còn theo đại diện VKSND Tối cao, để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp thì phải xây dựng một nền công tố mạnh, hiệu quả phòng chống và phát hiện tội phạm cao. Theo đó, phải khẳng định công tố là chức năng của VKS, còn hoạt động điều tra của CQĐT là bộ phận hợp thành của chức năng công tố giúp VKS đủ chứng cứ buộc tội bị can. Trong mối quan hệ này, CQĐT có nhiệm vụ hỗ trợ VKS để thực hiện các yêu cầu, quyết định tố tụng của VKS. Hoạt động điều tra là của CQĐT, VKS không can thiệp vào tác nghiệp cụ thể của điều tra viên nhưng cần có cơ chế bảo đảm mọi yêu cầu, quyết định của VKS về chứng minh tội phạm phải được thực hiện.

Về vai trò, VKSND Tối cao cho rằng VKS không chỉ đơn thuần là bên buộc tội như trong mô hình tố tụng tranh tụng mà còn đảm bảo không làm oan người vô tội, đảm bảo hoạt động của các cơ quan và người tiến hành tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật…

Read the rest of this entry »

 

Có nên thu gọn đầu mối cơ quan điều tra?

Hội thảo mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức xác định muốn cải cách thì phải đổi mới từng cơ quan tố tụng, bắt đầu từ cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, cải cách theo hướng thu gọn bộ máy hay mở rộng hơn còn ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều…

Theo luật, tổ chức cơ quan điều tra hiện nay gồm ba bộ phận: Cơ quan điều tra của công an, của quân đội và của VKSND Tối cao. Ngoài ra, luật còn quy định một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, cảnh sát biển…

Chỉ giữ điều tra của công an, quân đội?

Nhiều ý kiến cho rằng để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp thì chỉ nên tập trung phát triển cơ quan điều tra của công an và quân đội.

Theo Đại tá Nguyễn Đức Chung (Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội), trên thực tế cơ quan điều tra của VKSND Tối cao không chỉ điều tra một số loại tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp mà còn điều tra thụ lý cả một số loại tội phạm khác. Điều này trái thẩm quyền được quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và Điều 110 BLTTHS. Do đó, cần nghiên cứu theo hai phương án: Hoặc giữ nguyên quy định về thẩm quyền như hiện nay hoặc bỏ hẳn để ngành kiểm sát tập trung thực hiện tốt chức năng như luật định.

Đại tá Chung cũng cho rằng về lâu dài nên bỏ quyền hạn điều tra của lực lượng hải quan và kiểm lâm. Khi phát hiện các vụ có dấu hiệu vi phạm hình sự thì các cơ quan này chỉ cần báo và chuyển ngay cho cơ quan điều tra của công an là đủ.

Read the rest of this entry »