RSS

Category Archives: Khoa Học Điều Tra Hình Sự

Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp về giám định tư pháp

Nhằm phục vụ cho việc xây dựng Luật Giám định tư pháp, ngày 26 và sáng 27 tháng 5 năm 2011, Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã phối hợp với Vụ Bổ trợ Tư pháp tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Giám định tư pháp với sự tham gia của bà Sylvie Menotti, Tổng Thư ký Chánh án Tòa án Tư pháp tối cao Cộng hòa Pháp. Dưới đây là tổng hợp một số nội dung chính được trao đổi tại Tọa đàm liên quan đến tổ chức hoạt động giám định tư pháp ở Cộng hòa Pháp.

Về mặt thể chế: Hoạt động giám định tư pháp ở Pháp được điều chỉnh bởi hai hệ thống văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản thứ nhất bao gồm Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành luật quy định về quy chế giám định viên tư pháp, quy định các quyền và nghĩa vụ của giám định viên, thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám định viên, trách nhiệm kỷ luật của giám định viên. Hệ thống văn bản thứ hai gồm Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thủ tục trưng cầu và thực hiện giám định, nguyên tắc thực hiện giám định, quan hệ giữa giám định viên và các cơ quan tiến hành tố tụng. Các quy định này khác nhau giữa giám định trong lĩnh vực hình sự và giám định trong lĩnh vực dân sự.

Khái niệm giám định tư pháp: Giám định tư pháp được hiểu là giám định theo quyết định của Tòa án. Hoạt động giám định không dựa trên quyết định của Tòa án thì không được coi là giám định tư pháp. Theo quan điểm đó, pháp luật Pháp không thừa nhận cho các bên đương sự quyền chủ động trực tiếp yêu cầu giám định mà chỉ có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định.

Quy chế giám định viên: Giám định tư pháp không phải là một nghề mà chỉ là một chức danh được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận cho các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau mà Tòa án cần sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Giám định tư pháp không phải là hoạt động chuyên trách của giám định viên; giám định viên có nghĩa vụ duy trì hoạt động chuyên môn chính của mình để đảm bảo thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan. Trong lĩnh vực giám định pháp y, Pháp có thành lập một số Viện Giám định pháp y nhưng giám định viên của các viện này cũng chỉ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các Viện này được thành lập ở các thành phố lớn và chủ yếu làm giám định mổ tử thi.

Read the rest of this entry »

 

Phạm vi chủ thể của tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 và một số vấn đề cần chú ý trong công tác điều tra hình sự

1. Những thay đổi về kinh tế – xã hội của đất nước tất yếu sẽ tác động lớn đến quá trình tội phạm hóa – phi tội phạm hóa một số hành vi trong luật hình sự, làm thay đổi một cách đáng kể tới kết cấu của (BLHS) – văn bản có tính pháp điển hóa cao nhất của ngành luật này. BLHS năm 1999 là kết quả của sự kế thừa, phát triển BLHS năm 1985 một cách toàn diện, căn bản, phù hợp với những thay đổi về kinh tế – xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Sự tách, gộp một số chương; việc bổ sung một số tội mới trong BLHS năm 1999 làm thay đổi phạm vi chủ thể của tội phạm so với trước đây. Sự thay đổi này diễn ra theo hai hướng: Một là, thu hẹp phạm vi chủ thể, điều này xảy ra do sự kết cấu lại hoặc gộp một số chương với nhau, nhất là sự thay đổi trong chính sách hình sự đối với loại chủ thể đặc biệt – người chưa thành niên. Hai là, mở rộng phạm vi chủ thể, điều này xảy ra do việc hình sự hóa một số loại hành vi mà trước đây BLHS năm 1985 chưa quy định. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập việc quy định thêm một số loại tội phạm mới trong BLHS năm 1999 và tác động của nó đối với thực tiễn công tác điều tra tội phạm ở giai đoạn hiện nay.

2. Trong luật hình sự, chủ thể của tội phạm là 1 trong 4 yếu tố của CTTP, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định năng lực TNHS của công dân. Trong tố tụng hình sự, những vấn đề có liên quan đến chủ thể tội phạm được coi là một trong những đối tượng chứng minh của các vụ án hình sự mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án phải thu thập chứng cứ để làm rõ. Trong thực tiễn điều tra hình sự, bị can – tên gọi của chủ thể tội phạm ở giai đoạn này là đối tượng đấu tranh trực tiếp của hoạt động điều tra. Những đặc điểm cụ thể của bị can là cơ sở quan trọng để cơ quan điều tra xác định chiến thuật đấu tranh với đối tượng nói riêng, sử dụng các phương tiện, biện pháp và phương pháp điều tra làm rõ vụ án nói chung một cách có hiệu quả nhất. Khi vấn đề phạm vi chủ thể trong BLHS thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về phạm vi bị can cũng như đặc điểm cụ thể của loại đối tượng này. Điều đó tất yếu dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh cách thức điều tra nói chung, đấu tranh với các bị can của các tội mới được quy định trong BLHS nói riêng cho phù hợp. Đây có thể coi là ý nghĩa chung, chủ yếu của việc nghiên cứu làm rõ sự thay đổi về phạm vi chủ thể của tội phạm trong BLHS năm 1999 đối với thực tiễn điều tra hình sự.

Read the rest of this entry »

 

Về sự tham dự của nhà chuyên môn trong hoạt động khám nghiệm hiện trường

Từ trước đến thời điểm hiện nay, việc khám nghiệm hiện trường do Điều tra viên tổ chức tiến hành, còn các hoạt động liên quan đến phát hiện, thu thập dấu vết, vật chứng, lập hồ sơ khám nghiệm do cán bộ kỹ thuật hình sự trực tiếp thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 02 và Quyết định số 57 của Bộ trưởng Bộ Công an. Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, khi khám nghiệm hiện trường Điều tra viên có thể mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Do có sự thay đổi về lực lượng khám nghiệm hiện trường theo các quy định mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 nên các cán bộ kỹ thuật hình sự tham gia khám nghiệm hiện trường với tư cách là các nhà chuyên môn. Để thực hiện quy định mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự về khám nghiệm hiện trường, cần có sự nhận thức đúng đắn không chỉ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án mà cả bản thân những nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự.

Hiện trường là nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Hiện trường chứa đựng các thông tin về hành vi phạm tội và vụ án mà Cơ quan điều tra cần tiến hành nghiên cứu, khám nghiệm. Khám nghiệm hiện trường là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật có sự hỗ trợ của các phương tiện nghiệp vụ nhằm phát hiện thu thập thông tin, dấu vết, vật chứng của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm để xác định có hay không có tội phạm xảy ra và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Khám nghiệm hiện trường cần tiến hành đồng thời với các hoạt động điều tra khác tại hiện trường. Có nhiều phương pháp khám nghiệm khác nhau như chia khu vực hoặc lần theo dấu vết; khám từ trong ra hay từ ngoài vào; theo hàng ngang song song hoặc xoắn ốc… Tuy nhiên, trước hết cần phải hình dung được diễn biến của vụ việc để lựa chọn phương pháp phù hợp. Quá trình khám nghiệm hiện trường gồm hai bước là: Quan sát hiện trường và khám nghiệm tỉ mỉ. Theo quy định tại Read the rest of this entry »

 

Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự

1. Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng nước.

Trong khoa học pháp lý của Liên Xô trước kia và của Nga hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động điều tra.

Quan điểm thứ nhất, cũng là quan điểm phổ biến cho rằng “hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng nhằm thu thập, củng cố và kiểm tra chứng cứ”[1]. Quan điểm này xác định rõ điều tra là hoạt động thu thập chứng cứ nhưng bỏ qua phương pháp thực hiện nên có thể hiểu rằng chứng cứ có sẵn, tồn tại trước khi thực hiện cuộc điều tra, cơ quan điều tra chỉ thực hiện hành vi thu lượm chứng cứ có sẵn về mà thôi. Quan điểm trên chưa đề cập đến chủ thể của hoạt động điều tra, và có thể coi chứng cứ là những cái có trước khi thực hiện các hoạt động điều tra, khác hẳn việc thực hiện hoạt động điều tra mang tính sáng tạo của chủ thể. Read the rest of this entry »

 

Bập bênh giám định thương tật, độ tuổi

Kết luận giám định là một trong những chứng cứ buộc tội nhưng đôi khi lại khiến cho các cơ quan tố tụng lúng túng.

Vào một đêm mưa không diễn được, có anh kép cải lương tại An Giang đi tìm em út xả xui nhưng chẳng may bị bắt quả tang khi đang… vui vẻ. Người bị hại khai mình dưới 13 tuổi. Thế là anh kép bị cơ quan điều tra hỏi thăm.

Xác định tuổi lắm rối rắm

Xử sơ thẩm, TAND tỉnh An Giang đã bác lời kêu oan của anh kép, tuyên phạt tám năm tù. Tại phiên phúc thẩm sau đó, anh kép vẫn một mực cho rằng mình oan vì nạn nhân to lớn thế, không thể nào dưới 13 tuổi… Xét thấy giấy khai sinh của nạn nhân chưa đủ cơ sở pháp lý để tin cậy, tòa hủy án, yêu cầu cơ quan điều tra giám định xương nạn nhân để biết chính xác tuổi bao nhiêu.

Có một vụ khác lùng nhùng không kém là theo giấy chứng sinh gốc và giấy khai sinh thì nạn nhân hơn 13 tuổi nhưng giám định lại kết luận nạn nhân đã 18 tuổi. Read the rest of this entry »

 

Vấn đề chứng minh mục đích phạm tội trong điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia

NGUYỄN DUY THUÂN
ThS chủ nhiệm bộ môn pháp luật trường ĐH An ninh

1. Mục đích phạm tội là tình tiết cần phải chứng minh trong trường hợp phạm tội do cố ý trực tiếp. Hành vi phạm tội do cố ý trực tiếp là hành động ý chí nên bao giờ cũng do một động cơ nào đó thúc đẩy và nhằm đạt mục đích nhất định. Việc làm rõ mục đích phạm tội giúp các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá, xác định đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và mức độ nguy hiểm của người phạm tội, tạo cơ sở cho việc cá thể hóa TNHS và hình phạt. Trong trường hợp luật quy định mục đích là dấu hiệu định tội hoặc là tình tiết định khung hình phạt thì việc làm rõ mục đích tạo cơ sở cho việc định tội, định khung đúng. Read the rest of this entry »

 

Những tiến bộ của Khoa học điều tra hình sự và các chiến công thầm lặng của ngành Khoa học hình sự Việt Nam

Phần I : NHỮNG TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC HÌNH SỰ Đối với tội phạm chuyên nghiệp , nguyên tắc gây án không bao giờ để lại những dấu vết “ chết người “ như vân tay hay mẫu AND luôn luôn được tôn trọng, thực hiện.

Phần II : NHỮNG CHIẾN CÔNG THẦM LẶNG CỦA NGÀNH KHOA HỌC HÌNH SỰ VIỆT NAM

Với các phương châm tỉ mỉ, thận trọng, khách quan, khoa học, toàn diện và chính xác, ngành Khoa học kỹ thuật hình sự Việt nam từ ngày thành lập ( 23-8-1957 ) đến nay, đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc, đóng góp nhiều thành tích đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ pháp luật, thực thi công lý và những chiến công, đóng góp đó là hết sức thầm lặng.

Trong cuộc chiến chống tội phạm, chống lại cái ác, các chuyên gia khoa học hình sự là những chiến sỹ không mặc áo lính, không sử dụng súng đạn mà vũ khí của họ là khoa học kỹ thuật, là tri thức,… và bằng chuyên môn nghiệp vụ, họ đã làm sáng tỏ biết bao sự thật tưởng chừng như không thể nào tìm ra. Nếu không có những người như họ thì những tên sát thủ máu lạnh như Phước “ Tám ngón”, Dũng “ chim xanh”, Phù thủy “ Lê thanh Vân ”… sẽ không giờ tâm phục khi bị xử phạt với mức án cao nhất, tử hình.

Giám định chữ viết phục vụ điều tra hình sự

Giám định chữ viết trong khoa học điều tra hình sự là việc các chuyên gia giám định xem xét các đặc trưng như : các đặc điểm được tạo nên từ hệ thống chữ viết đã được học, đặc điểm cá nhân hay các đặc trưng không phổ biến với số đông người. Trong đó, các đặc điểm cá nhân về chữ viết ( như: những đặc điểm độc đáo trong cách viết từng ký tự hoặc một số ký tự nhất định, độ nghiêng, khoảng trống, độ đậm nhạt khi viết, độ hằn của chữ trên giấy,…) đóng vai trò quan trọng nhất trong một cuộc giám định chữ viết. Read the rest of this entry »

 

Những tiến bộ của Khoa học điều tra hình sự và các chiến công thầm lặng của ngành Khoa học hình sự Việt Nam

Phần I : NHỮNG TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC HÌNH SỰ Đối với tội phạm chuyên nghiệp , nguyên tắc gây án không bao giờ để lại những dấu vết “ chết người “ như vân tay hay mẫu AND luôn luôn được tôn trọng, thực hiện.

Những kẻ sát nhân hiện đại, khi gây án đã cẩn thận đeo găng; sau khi gây án lại kỳ cọ vết máu dính trên thân thể bằng hóa chất, nhặt từng mẩu thuốc lá rơi ở hiện trường gây án, lau chùi cẩn thận để xóa tất cả các dấu tay, chúng chặt thi thể nạn nhân ra cho đến khi không còn nhận dạng được nữa, thậm chí chúng còn đốt cả thân thể và trang phục của nạn nhân để xóa sạch dấu vết mồ hôi và tinh trùng …những việc làm đó không chỉ nhằm làm mất đi mối liên hệ của kẻ phạm tội với hiện trường vụ án mà còn nhằm xóa đi cả danh tính của nạn nhân nữa. Nhưng tất cả những cố gắng, những mánh khóe mới đó của kẻ phạm tội, đã từ lâu thường là thất bại vì sự tiến bộ vượt bậc của khoa học hình sự trong thời gian gần đây. Ngày nay những kẻ phạm tội đã phải đương đầu với cả một đạo quân các chuyên gia được trang bị những thiết bị khoa học hiện đại nhất, những người biết cách làm cho xác chết biết nói, so sánh các thông tin thu lượm được với lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian vài giây và chỉ nhờ vào một vài tế bào mô là có thể nhận dạng được nạn nhân và thủ phạm.

Tìm dấu vết không cần có xác chết

Ngày nay, để truy tìm dấu vết hay AND của nạn nhân, các nhân viên điều tra không nhất thiết phải cần có xác chết nữa. Họ chỉ cần bắt được vài con bọ hay con ruồi đã bám vào da thịt và đẻ trứng lên trên đó. Thông qua những thứ mà con giòi ( do trứng của con bọ hay ruồi nở ra ) không tiêu hóa được, các chuyên gia vẫn có thể phân tích, tìm thấy Gene của nạn nhân và Gene của kẻ phạm tội. Read the rest of this entry »

 

Thực trạng và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên

TS. Đinh Xuân Nam

Tạp chí nghiên cứu lập pháp

Vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng.

1. Thực trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên

Vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Liên hợp quốc đã ban hành một số Công ước, Quy tắc liên quan đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên; các cơ quan của tổ chức lớn nhất hành tinh này cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo có tính chất toàn cầu và khu vực để bàn về vấn đề này.

ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm tội của người chưa thành niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thành niên. Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng. Tuy nhiên, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Read the rest of this entry »