RSS

Category Archives: Thủ Tục Đặc Biệt

Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam

1. Khái niệm thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên

Trong thực tế áp dụng pháp luật đang có cách hiểu chưa chính xác về người chưa thành niên phạm tội và người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Qua nghiên cứu các dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) và BLTTHS được sửa đổi, bổ sung và được thông qua ngày 26/11/1003 tại kì họp Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng tôi thấy tên của chương XXXII (theo BLTTHS mới) đã được các nhà làm luật cân nhắc rất nhiều khi sử dụng các thuật ngữ bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người phạm tội là người chưa thành niên hay người chưa thành niên để phù hợp với các thủ tục tố tụng mà vẫn bao hàm hết nội dung, ý nghĩa của chương thủ tục đặc biệt này.

Theo từ điển tiếng Việt thì khái niệm “người chưa thành niên” được định nghĩa như sau: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân“.[1] Dựa vào khái niệm này chúng ta có thể xác định được người chưa thành niên trên hai góc độ:

Thứ nhất, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần, người chưa thành niên là người đang ở giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách và chưa thể có suy nghĩ chín chắn khi quyết định hành vi của mình. Do tư duy của họ chưa phát triển hoàn thiện nên họ chưa có hiểu biết đầy đủ về những khái niệm thông thường trong cuộc sống hàng ngày, tính làm chủ bản thân còn thấp, khả năng tự kiềm chế chưa cao… Họ có xu hướng muốn tự khẳng định mình nhưng lại là người dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, thiếu tính thực tế, dễ bị tổn thương, dễ bị kích động vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm.

Read the rest of this entry »

 

Tìm hiểu thủ tục rút gọn theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam

TS. Vũ Đức Trung

Trưởng phòng_ ĐHCSND

Tại Điều 23, Sắc lệnh 51-SL quy định: Nếu việc phạm pháp quả tang có thể xử phạt từ 5 năm tù trở xuống thì Viện công tố có thể đưa ngay vụ án ra phiên tòa, không cần có cáo trạng. Đây là tiền đề cho việc ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục rút gọn sau này.

1. Thủ tục rút gọn trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 được ban hành.

Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp của nhà nước ta chúng tôi thấy ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm đơn giản hóa thủ tục tố tụng hình sự đối với một số vụ án, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/4/1946, quy định hướng giải quyết đối với các vụ án đơn giản, phạm pháp quả tang, hình phạt tù từ 5 năm trở xuống. Tại Điều 23, Sắc lệnh 51-SL quy định: Nếu việc phạm pháp quả tang có thể xử phạt từ 5 năm tù trở xuống thì Viện công tố có thể đưa ngay vụ án ra phiên tòa, không cần có cáo trạng. Đây là tiền đề cho việc ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục rút gọn sau này. Read the rest of this entry »

 

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với người chưa thành niên

ThS. Đỗ Thị Phượng

Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Thực tiễn thi hành các qui định về thủ tục tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố.

Từ năm 1997 đến năm 2007, ở Việt Nam có tổng số khoảng 903.726 người bị khởi tố, trong đó có 60.346 người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi chiếm tỷ lệ 6,68%. Nhìn chung công tác khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can là người chưa thành niên ngày càng được cải thiện. Điều tra viên đã chú ý tới việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiểm tra tin báo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, quần chúng ở địa phương trong việc thu thập các dấu hiệu của tội phạm của người chưa thành niên. Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực xâm phạm sở hữu như: Trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma tuý… Điều đó khẳng định số lượng điều tra các vụ án mà bị can là người chưa thành niên ngày càng nhiều hơn. Trong quá trình điều tra, nhiều Điều tra viên cũng đã chú ý đến các thủ tục đặc biệt dành cho các em như có người đại diện hợp pháp, người bào chữa tham gia, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, giao bị can cho cha mẹ hoặc người giám hộ giám sát… So với trước đây, trình độ hiểu biết của Điều tra viên về người chưa thành niên đã được nâng lên rõ rệt. Điều tra viên đã quan tâm hơn tới quy cách làm việc, đối xử với người chưa thành niên trong quá trình điều tra như đã phân biệt được cách hỏi cung người chưa thành niên với người thành niên, đã hiểu và tôn trọng hơn các quyền trẻ em, muốn tìm ra các điều kiện để giáo dục các em. Read the rest of this entry »

 

Những bất cập và hướng hoàn thiện thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

1. Để tránh tình trạng kéo dài không cần thiết quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự cũng như tình trạng tồn đọng án, đồng thời với mục đích bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) đã quy định thủ tục rút gọn tại chương XXXIV. Về vấn đề này, Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã xác định: “Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng”. Với tinh thần đó, BLTTHS (Bộ luật tố tụng hình sự) năm 2003 đã khôi phục thủ tục rút ngắn trước đây được áp dụng để điều tra, truy tố và xét xử đối với những vụ án hình sự ít quan trọng, phạm tội quả tang, đơn giản, rõ ràng,( ) nay gọi là thủ tục rút gọn và giành một chương quy định về thủ tục này nhưng hiện nay ít được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm, chú ý đến việc áp dụng để giải quyết vụ án hình sự. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 25/5/2005 về chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ việc cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện BLTTHS, nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định của BLTTHS về thủ tục rút gọn cũng cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung, áp dụng thủ tục rút gọn góp phần vào việc giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự và tránh tình trạng tồn đọng án. Quá trình tố tụng theo thủ tục rút gọn được quy định tại BLTTHS năm 2003 chỉ kéo dài ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, giúp cơ quan tố tụng nhanh chóng giải quyết vụ án hình sự; bị can, bị cáo không phải chờ lâu, không bị tạm giam kéo dài… Mặt khác, việc áp dụng thủ tục này còn tiết kiệm được thời gian, chi phí… trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Read the rest of this entry »

 

Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn

 ThS. Vũ Gia Lâm

Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội

Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt được quy định trong BLTTHS năm 2003. So với thủ tục thông thường, thủ tục này có một số điểm khác biệt, đó là: Quy định về thời hạn tiến hành tố tụng đã được rút ngắn đáng kể; một số thủ tục tố tụng đã được giản lược để việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng mà vẫn đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan.

Quy định về thủ tục rút gọn đã xác lập cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ đơn giản, rõ ràng, việc điều tra truy tố, xét xử không mất nhiều thời gian mà từ trước đến nay vẫn được giải quyết theo thủ tục thông thường, góp phần hạn chế lượng án tồn đọng hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (chủ yếu là ở cấp huyện). Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS về thủ tục này, chúng tôi thấy vẫn còn một số vấn đề cần trao đổi để tiếp tục hoàn thiện chế định pháp luật rất tiến bộ này. Read the rest of this entry »

 

Một số kiến nghị hạn chế việc phải chuyển từ thủ tục rút gọn sang thủ tục chung để giải quyết vụ án

        TS. Phan Thị Thanh Mai

Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội

Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự được áp dụng để giải quyết những vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng, có tính chất quả tang, đơn giản, chứng cứ rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Thủ tục này có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản về thủ tục nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự.

Trong số các thủ tục đặc biệt được quy định trong BLTTHS Việt Nam, thủ tục đặc biệt có những đặc thù riêng. Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc là những thủ tục đặc biệt được áp dụng đối với bị can, bị cáo là những đối tượng đặc biệt, còn thủ tục rút gọn không áp dụng đối với bị can, bị cáo là đối tượng đặc biệt mà áp dụng trong những điều kiện nhất định. Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc là những thủ tục đặc biệt mà các thủ tục đó đều theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo; chú ý đến việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng đặc biệt này. Thủ tục rút gọn lại tiềm ẩn những điều kiện dẫn đến hạn chế việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Vì vậy, cần phải cân nhắc, thận trọng trong việc quy định và thi hành thủ tục này. Read the rest of this entry »

 

Lựa chọn và chỉ định người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên trong các vụ án hình sự

ThS. Nguyễn Hải Ninh

Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Việc lựa chọn người bào chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên

Thứ nhất: Chủ thể có quyền lựa chọn người bào chữa trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Khoản 1 Điều 57 BLTTHS quy định: “Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”.

Như vậy theo quy định trên quyền lựa chọn người bào chữa thuộc về một trong hai chủ thể: bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc đại diện hợp pháp của họ. Tuy nhiên theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC “Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa”.

Như vậy, theo hướng dẫn quyền lựa chọn người bào chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên được quy định đồng thời cho cả hai chủ thể là bị can, bị cáo chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ. Quyền này của các chủ thể là quyền độc lập (giống như quyền kháng cáo phúc thẩm của bị can, bị cáo chưa thành niên và người đại diện hợp pháp là quyền độc lập quy định tại Điều 231 BLTTHS). Với hướng dẫn nêu trên sẽ không có mâu thuẫn nảy sinh trên thực tế khi hai chủ thể này đồng thuận với nhau trong việc lựa chọn người bào chữa. Vấn đề phát sinh trên thực tế sẽ xuất hiện khi không có sự đồng thuận giữa hai chủ thể này. Read the rest of this entry »

 

Giám định pháp y tâm thần – vấn đề điều trị bắt buộc

              Trần Văn Cường

Tổ chức giám định pháp y tâm thần trung ương

Giám định pháp y tâm thần là một chuyên ngành sâu trong tâm thần học. Trong vai trò bổ trợ quan trọng cho việc xét xử, giám định pháp y tâm thần không những góp phần bảo vệ sự trong sáng của luật pháp và còn bảo vệ quyền lợi người bệnh tâm thần.

Để thực hiện các quy định điều trị bắt buộc luật hình sự (2006) tại điều 13, điều 43 điều 44.

Luật tố tung hình sự (2005) tại điều 311 điều 315 điều 317. Thông tư liên tịch  số 03/TTLT ngày 24/ 9/ 1997 luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân điều 29 đã có những quy định khá đầy đủ. Sau đây tôi chỉ khái quát tổng hợp và diễn giải thêm về nhận thức với tư cách một giám định viên pháp y tâm thần.

I. Đối tượng điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1.  Đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh Read the rest of this entry »

 

Xác định trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ bị cáo đối với thiệt hại do bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra và tư cách tố tụng của họ

Điều kiện tiên quyết để cha, mẹ bị cáo tham gia tố tụng và chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra là họ phải có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và có năng lực hành vi tham gia tố tụng, ví dụ không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tư cách tố tụng của người giám hộ, trường học và trách nhiệm bồi thường của họ đối với thiệt hại do bị cáo khi phạm tội là người chưa thành niên gây ra không thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết này.

I. Xác định trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ bị cáo đối với thiệt hại do bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra

1. Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ bị cáo đối với thiệt hại do bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra

Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS, trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ bị cáo đối với thiệt hại do bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra bao gồm trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu.

– Trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại:

Theo quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS, “người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Theo quy định tại Điều 12 BLHS, tuổi 14 là tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại của cha, mẹ bị cáo đặt ra trong trường hợp thiệt hại do hành vi phạm tội của con từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi gây ra. Read the rest of this entry »