RSS

Category Archives: Luật Hình Sự

Thông tin pháp luật hình sự

Có được cộng dồn thiệt hại trong án hình sự?

Một khi chưa có hướng dẫn và cách hiểu luật còn chưa rõ, còn gây tranh cãi thì nên vận dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.

Nhiều lần cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nhưng mỗi lần chỉ gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng thì cơ quan tố tụng có được cộng dồn để khởi tố người vi phạm? Luật không quy định, hướng dẫn cũng chưa có nên đã gây tranh cãi…

Ngày 7-5, VKSND tỉnh Phú Yên đã hoàn tất cáo trạng truy tố nguyên hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên Phan Văn Kích, nguyên hiệu phó Nguyễn Hồng Phong và nguyên trưởng phòng Kế hoạch – Tài vụ Hồ Thị Bích Hà về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bắt tay gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng?

Theo cáo trạng, từ năm 2002 đến tháng 7-2011, ba bị can Kích, Phong và Hà đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, thống nhất lập khống chứng từ đưa vào thanh toán, thu các khoản thu của trường rồi bỏ ngoài sổ sách, sử dụng chi tiêu sai nguyên tắc gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng. Trong đó, bị can Kích gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng, bị can Phong liên đới gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng và bị can Hà liên đới gây thiệt hại gần 600 triệu đồng.

Trong vụ án này, VKS xác định các bị can đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong thời gian hơn tám năm (2002-2011). Trong đó, VKS cộng dồn cả những hành vi làm trái riêng lẻ, thời gian thực hiện cách xa nhau với thiệt hại dưới 100 triệu đồng (mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự tội cố ý làm trái… trong trường hợp thông thường). Tính đến trước ngày khởi tố vụ án, các bị can đều không có tiền án, tiền sự, chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi cố ý làm trái lần nào.

Cộng dồn thiệt hại được không?

Từ vụ án này nổi lên một vấn đề pháp lý: Theo Bộ luật Hình sự (BLHS), việc cộng dồn thiệt hại từ những hành vi làm trái riêng lẻ trong một thời gian dài để truy cứu trách nhiệm người vi phạm theo Điều 165 có được hay không?

Read the rest of this entry »

 
2 bình luận

Posted by trên 29.05.2012 in Luật Hình Sự

 

Rửa tiền, vì sao khó khởi tố?

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã quy định thêm một tội mới là tội rửa tiền để phù hợp với công ước quốc tế. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa xử lý hình sự được một vụ rửa tiền nào, vì sao?

Tội rửa tiền là một tội mới được quy định trong BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Điều 251) thay cho tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Theo quy định, người nào thực hiện một trong các hành vi sau thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó; sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác…

Thiếu hướng dẫn về tội phạm

Thực tế từ đó đến nay, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa xử lý hình sự được một vụ rửa tiền nào dù vẫn triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức, nhiều đường dây buôn lậu, buôn bán ma túy… Qua các vụ phạm tội này, cơ quan chức năng cũng phát hiện ra nhiều tiền, tài sản mà người phạm tội đã hợp pháp hóa thông qua việc thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, chứng khoán…

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này mà đáng chú ý nhất là việc thiếu hướng dẫn.

Trước hết là về mặt khái niệm. Pháp luật nước ta chưa giải thích rõ ràng, đầy đủ về các hành vi rửa tiền. Trong khi đó, theo Công ước Palermo năm 2000 của Liên Hiệp Quốc, các quốc gia phải hình sự hóa bốn nhóm hành vi rửa tiền: Nhóm hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng tài sản biết rõ là phạm tội mà có với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản… Nhóm hành vi che giấu hoặc ngụy trang bất cứ khía cạnh thông tin nào về tài sản biết rằng do phạm tội mà có. Nhóm hành vi nhận, sở hữu, sử dụng tài sản mà vào thời điểm nhận biết rằng do tội phạm mà có. Nhóm hành vi tham gia, phối hợp hay thông đồng, âm mưu, hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào nói trên.

Read the rest of this entry »

 

Vấn đề định tội trong trường hợp: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự – Một số vấn đề cần trao đổi.

Điểm d khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự (BLHS) – Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định về tình tiết định khung “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”. Về tình tiết “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” đã được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn trong áp dụng luật Hình sự.

Đối với tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, trong áp dụng pháp luật còn có một số điểm vướng mắc nhất định, cần thiết phải nghiên cứu, trao đổi làm sáng tỏ để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật Hình sự trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tình tiết mới được quy định trong BLHS năm 1999. Theo Từ điển tiếng Việt thì “Lợi dụng” là một động từ gồm hai nghĩa: một là, dùng vào việc gì có ích; hai là, thừa dịp mưu ích riêng cho mình. Trong trường hợp này chúng ta nên hiểu theo nghĩa thứ hai và nếu phát triển theo ngữ nghĩa ấy thì tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong luật Hình sự được hiểu là dựa vào phần việc phải làm theo chức vụ, quyền hạn để mưu lợi ích riêng cho cá nhân. Nghĩa là dựa vào quyền năng (quyền hành) do chức vụ, quyền hạn mang lại để thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy, trong trường hợp này chức vụ, quyền hạn đã được người phạm tội sử dụng như một phương tiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Biểu hiện cụ thể của trường hợp này là người phạm tội đã sử dụng quyền năng của mình vào việc thực hiện hành vi gian dối,làm cho người khác tin nhầm tưởng giả là thật mà trao tài sản để chiếm đoạt. Nghiên cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 – BLHS năm 1999, chúng ta nhận thấy rằng, về mặt lập pháp tội phạm này đã được xây dựng dựa trên cơ sở ba điều luật của BLHS năm 1985 đó là: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (XHCN) (Điều 134); Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134 a) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 157). Trong BLHS năm 1985 tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được nhà làm luật xây dựng cấu thành một tội phạm độc lập, đó là tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 156). Do vậy, trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gian dối (lừa đảo) để chiếm đoạt tài sản và tài sản đó là tài sản của công dân và trong khi thực hiện tội phạm có tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì họ bị xử lý về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân theo Điều 156 của BLHS 1985. Trong nhiều giáo trình, sách tham khảo luật Hình sự đã mô tả hành vi khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Biểu hiện Read the rest of this entry »

 
2 bình luận

Posted by trên 14.05.2012 in Luật Hình Sự

 

Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng thông tư liên tịch số 7/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 194 của BLHS năm 1999: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 194 của BLHS năm 1999: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Tuy nhiên trên thực tế xác định như thế nào là hành vi mua bán trái phép chất ma túy, hay trường hợp người thực hiện mua bán, trao đổi… ma túy giả có được coi là hành vi mua bán trái phép chất ma túy hay không. Từ đó để xử lý người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Vì vậy đòi hỏi phải có sự thống nhất về đường lối xử lý giữa các ngành, các địa phương, nhằm đảm bảo sự công bằng, đúng pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, truy tố người phạm tội trước pháp luật.

Ngày 24/12/2007 Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999. Theo đó khi xử lý người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy cần chú ý những vấn đề như:

Thứ nhất, mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 là một trong các hành vi sau :

+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

Read the rest of this entry »

 

Về vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội, một số vướng mắc và kiến nghị

Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự mà phạm tội, đều bị điều tra, truy tố, xét xử và phải chịu hình phạt. Căn cứ vào quy định tại Điều 45 BLHS thì “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Theo cấu trúc của các điều luật thì khi một người bị truy tố, xét xử về một tội phạm nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự, thì họ phải chịu mức hình phạt của một trong các hình phạt chính được quy định trong điều luật đó, thậm chí còn phải chịu một hay nhiều hình phạt bổ sung trong chính khung hình phạt của tội phạm đó. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường hợp được quyết định hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt mà họ đã bị truy tố đó là:

Theo quy định tại Điều 47 BLHS thì “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.

Để áp dụng một cách thống nhất và tránh việc áp dụng một cách tràn lan Điều 47 BLHS, NQ số 01/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn “…Cần hạn chế và phải hết sức chặt chẽ khi áp dụng các quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999, trong trường hợp nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 47 BLHS năm 1999, thì bị cáo phải bị xử phạt ở mức cao của khung hình phạt…” và cũng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01 nêu trên thì những quy định tại Điều 47 chỉ áp dụng đối với hình phạt chính mà không áp dụng đối với hình phạt bổ sung.

Tại Công văn số 148/2002/KHXX ngày 30/9/2002 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 46 và 47 BLHS có ghi “theo tinh thần quy định tại Điều 47 BLHS, thì Tòa án chỉ có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định từ khoản 1 Điều 46 BLHS. Như vậy, việc Tòa án nào hoặc Hội đồng xét xử nào quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định, khi bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS (cho dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46) là trái với quy định tại Điều 47 BLHS…”.

Read the rest of this entry »

 
2 bình luận

Posted by trên 09.05.2012 in Luật Hình Sự

 

Một số vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ Luật hình sự khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”. Thực tiễn áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự gần 10 năm qua cho thấy, nói chung các Toà án đã áp dụng đúng nội Điều 47 Bộ luật hình sự và các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao, khắc phục được tình trạng quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của của khung hình phạt một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự cũng nẩy sinh một số vấn đề vướng mắc; một số Thẩm phán hiểu không đầy đủ các quy định của Điều 47 Bộ luật hình sự và sự liên quan giữa Điều 47 với các điều luật khác quy định trong Bộ luật hình sự như: áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội; áp dụng hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, nên khi gặp các trường hợp này, các Thẩm phán đã lúng túng không biết áp dụng như thế nào. Một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã đề cập đến việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự với các quan điểm khác nhau. Để góp phần vào việc áp dụng thống nhất pháp luật mà cụ thể là việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề sau:

Trước hết cần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, sự cần thiết của việc nhà làm luật quy định Điều 47 trong Bộ luật hình sự, đồng thời phải hiểu rõ nội dung của Điều 47 và mối liên quan giữa Điều 47 với các điều luật khác trong Bộ luật hình sự, thì việc áp dụng Điều 47 mới báo đảm đúng tinh thần của nhà làm luật.

Như chúng ta đã biết, Bộ luật hình sự năm 1985 cũng quy định trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất (khoản 3 Điều 38). Tuy nhiên, nội dung của khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định: “khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà Điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn”, mà chưa quy định cụ thể, rõ ràng như Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, nên thực tiễn xét xử, nhiều Toà án áp dụng khoản 3 Điều 38 không đúng với tinh thần của nhà làm luật; có nhiều trường hợp không nêu được tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn áp dụng khoản 3 Điều 38; có trường hợp Toà án chỉ nhận định một cách chung chung, rồi áp dụng khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự để xử phạt người bị kết án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, thậm chí có trường hợp điều luật có 4 khung hình phạt nhưng Toà án đã chuyển từ khung hình phạt nặng nhất có mức hình phạt chung thân hoặc tử hình (khoản 4) xuống khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật có mức hình phạt từ 1 năm đến 3 năm (khoản 1). Để khắc phục tình trạng trên, Bộ luật hình sự năm 1999 dành riêng một điều (Điều 47) quy định trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, đồng thời cũng quy định những điều kiện khi quyết định hình phạt hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, những điều kiện đó là: 

Read the rest of this entry »

 

Cần thu hẹp đối tượng bị tạm giam

Ngoài việc thu hẹp việc tạm giam thì cần quy định chặt các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như phải có chế tài với người nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ cam đoan…

Khoản 2 Điều 88 BLTTHS quy định hạn chế tạm giam đối với người chưa thành niên, phạm tội ít nghiêm trọng; không tạm giam phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng. Trừ các trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã… Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia pháp lý, nhiều người phạm tội ít nghiêm trọng như gây ra tai nạn giao thông, tội phạm trẻ vị thành niên hay phụ nữ có thai vẫn bị áp dụng chế độ này.

Sẩy thai vì bị tạm giam

Tháng 9-2010, Q. bị Công an TP N. bắt tạm giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Q. trình giấy khám tại bệnh viện xác nhận mình đang có thai sáu tuần. Dù không thuộc các trường hợp loại trừ nào như trên nhưng theo công an, hành vi của bị can thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và có dấu hiệu bỏ trốn nên vẫn bắt về trại. Trước khi trình ký lệnh bắt, điều tra viên không báo cho VKSND cùng cấp biết Q. có giấy khám thai. Sau khi vào trại tạm giam mấy ngày, Q. có dấu hiệu đau đớn và kiệt sức. Bác sĩ tại trại giam thăm khám cho biết Q. bị mất con… Tiếp đó, bị can cũng phải đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện ngoài trại giam.

Cuối năm 2011, nhóm của NQD (học sinh lớp 11) cùng một nhóm khác hẹn “giải quyết mâu thuẫn” ngay trước cổng trường. Trong lúc xô xát, D. dùng cây gỗ đánh gãy tay và gây nhiều thương thích khác cho một người thuộc nhóm kia. Ngay sau đó D. bị bắt tạm giam ba tháng, bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Quá trình điều tra, luật sư của bị can và người giám hộ nhiều lần làm đơn xin cho D. được tại ngoại nhưng đều bị từ chối. Mãi đến khi hồ sơ vụ án được chuyển qua TAND huyện thì đề nghị của luật sư mới được chấp nhận.

Read the rest of this entry »

 

Thế nào là người già?

Sức khỏe cũng như tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên nên nếu xác định 60 tuổi là già sẽ không còn phù hợp?

Từ một vụ án đăng trên Pháp Luật TP.HCM về chuyện tòa xử sai khi cho một bị cáo 65 tuổi được hưởng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội là người già”, nhiều bạn đọc đã thắc mắc: Theo quan niệm chung của xã hội và theo quy định của pháp luật, người bao nhiêu tuổi là người già?

Chúng tôi đã trao đổi với nhiều chuyên gia để tìm câu trả lời về vấn đề này.

Dân gian: 60 tuổi đã là già?

Theo nhà nhân học PGS-TS Phan An (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ), quan niệm của dân ta từ xưa đến nay vẫn cho rằng người già là người từ 60 tuổi trở lên. Sở dĩ ở độ tuổi đó được cho là già bởi nhiều yếu tố: Theo phong tục tập quán truyền thống, những người từ 60 tuổi đã hoàn thành một chu kỳ về mặt sinh học. Đồng thời, điều kiện sống trước đây thiếu thốn về mặt vật chất, chế độ dinh dưỡng, y tế… Vì vậy, những người sống được đến 60 tuổi đã được coi là sống lâu. Ngày nay, điều kiện kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao hơn nên tuổi thọ con người cũng được tăng lên nhưng quan niệm về người già vẫn không hề thay đổi.

Đồng tình, một luật gia Hội Luật gia TP.HCM cho rằng với thể trạng của người Việt Nam ở độ tuổi 60 thì đa số sức khỏe thể chất đã giảm sút rất nhiều. Mặc dù chúng ta vẫn có thể thấy một số người trên 60 tuổi còn cường tráng nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt mà thôi. Vì vậy, người ở tuổi 60 trở lên đã có thể coi là người già, được pháp luật bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe cũng như được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao…

Read the rest of this entry »

 
1 bình luận

Posted by trên 18.04.2012 in Luật Hình Sự

 

Nên thống nhất từ 60 là già

Khái niệm người già được dùng rộng rãi trong xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các văn kiện của cơ quan, tổ chức… Tuy nhiên, tra Từ điển Tiếng Việt lại không thấy khái niệm này.

Trong xã hội, người già được hiểu là người cao tuổi, là người được xã hội kính trọng, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Theo tài liệu về y sinh học quốc tế thì người từ 60 đến 74 tuổi là người có tuổi, từ 75 đến 89 tuổi là người già, từ 90 tuổi trở lên là người già sống lâu.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, BLHS có đề cập đến người già nhưng lại không quy định người như thế nào được coi là người già. Tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01 ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS) thì người già được xác định là người từ 70 tuổi trở lên.

Trước đây, trong quá trình soạn thảo, thông qua Pháp lệnh Người cao tuổi năm 2000, nhiều ý kiến đề nghị lấy tên là Pháp lệnh về người già, Pháp lệnh về chăm sóc, bảo vệ người già… Tuy nhiên, các ý kiến này đều không đưa ra được khái niệm thế nào là người già, bao nhiêu tuổi là người già. Mặt khác, nếu chỉ căn cứ vào độ tuổi thì cũng không chính xác vì thực tế có người 70-75 tuổi vẫn còn khỏe mạnh, cường tráng, không ít người còn lấy vợ, sinh con… Cuối cùng tên gọi của pháp lệnh là Pháp lệnh Người cao tuổi (trong pháp lệnh tuyệt nhiên không nhắc đến khái niệm người già).

Read the rest of this entry »