RSS

Monthly Archives: Tháng Tư 2010

Khi bị cáo muốn hỏi

Bị cáo yêu cầu tòa cho hỏi trực tiếp nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Có tòa cho, có tòa lại từ chối.

Tình huống trên đã phát sinh trong một số phiên xử hình sự gần đây. Điều đáng nói là song song đó cũng đã xuất hiện sự thiếu thống nhất trong cách xử lý của cơ quan tố tụng: Có tòa thì từ chối ngay nhưng có tòa lại dễ dãi cho phép…

Mỗi tòa một cách xử lý

Mới đây, trong phiên xử một vụ lừa đảo tại TAND TP.HCM, ở phần xét hỏi, sau khi hội đồng xét xử và công tố viên đã thẩm vấn xong, bị cáo liền đề nghị được hỏi trực tiếp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bị cáo này nói mình không mời luật sư, tự bào chữa nên rất cần được trực tiếp hỏi để làm rõ một số vấn đề.

Trả lời, chủ tọa phiên tòa nói không thể chấp nhận yêu cầu này của bị cáo vì không được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu bị cáo thấy vấn đề nào chưa rõ thì có quyền đề nghị hội đồng xét xử để hội đồng xét xử hỏi lại và làm sáng tỏ. Read the rest of this entry »

 

3 thanh niên được “minh oan” sau 10 năm tù vì tội hiếp dâm

Sau 2 cấp xét xử, qua gần 10 năm vùi tuổi xuân sau song sắt, bị cáo được đề nghị tuyên vô tội khi bác sĩ phát hiện người này “chưa từng quan hệ với phụ nữ”.

Trong căn nhà nhỏ, yên tĩnh ở xã Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội), Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đình Tình (29 tuổi) quây quần bên chén trà nóng sau hơn 3 tháng trở lại với cuộc sống tự do. Tình cười, nhưng mắt vẫn buồn. Read the rest of this entry »

 

Phiên tòa mẫu: Tranh luận còn nhạt!

Dù việc tranh luận chưa quyết liệt, gay cấn nhưng phiên tòa là dịp để toàn ngành học hỏi, rút kinh nghiệm.

Sáng 22-4, VKSND TP.HCM đã phối hợp với TAND TP.HCM mở phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp xét xử vụ Nguyễn Ngọc Bình và đồng phạm phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Đây là lần đầu tiên trong năm 2010, ngành kiểm sát chủ động tổ chức phiên tòa mẫu nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng cho công tố viên.

Tranh luận dài hơn

Trước đó, Bình và Bùi Ngọc Lân bị công an bắt quả tang cất giấu một bánh heroin. Bình khai nhận bánh heroin này do anh ruột nhờ bán giùm nên rủ Lân đi nhận hàng rồi đem cất giấu… Read the rest of this entry »

 

Vụ Nông trường Sông Hậu: Đề nghị hủy án vì số liệu chưa chuẩn

Ngày 6-4, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ Nông trường Sông Hậu, đề nghị hủy toàn bộ hai bản án sơ, phúc thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Vụ án Nông trường Sông Hậu: VKSND Tối cao kháng nghị hủy án

VKSND Tối cao cho rằng việc xét xử bà Trần Ngọc Sương và các đồng phạm về tội lập quỹ trái phép là đúng nhưng có sai sót về số tiền buộc tội…

Trước đây, các cơ quan tố tụng TP Cần Thơ xác định bà Trần Ngọc Sương cùng các đồng phạm lập quỹ trái phép gần 10 tỉ đồng.

Tính thiệt cho các bị cáo? Read the rest of this entry »

 

Giáo Án Điện Tử – Thầy Trần Đức Thìn

Được sự đồng ý của NGƯT, ThS. Trần Đức Thìn, LuatHinhSu trân trọng giới thiệu với các bạn giáo án điện tử  của thầy Thìn gồm: Phần chung và Phần các tội phạm:

PHẦN CHUNG
Chương I Chương II Chương III
Chương IV Chương V Chương VI
Chương VII Chương VIII Chương IX
Chương X Chương XI Chương XII
Chương XIII Chương XIV Chương XV
Chương XVI
PHẦN CÁC TỘI PHẠM
Chương XVII Chương XVIII Chương XIX
Chương XX Chương XXI Chương XXII
Chương XXIII Chương XXIV Chương XXV
Chương XXVI Chương XXVII Chương XXVIII
Chương XXIX Chương XXX
 
 

Xã hội hóa giáo dục đại học và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngoài công lập

Xã hội hoá giáo dục là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế – xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập. Ở nước ta, cho đến nay đã thực hiện xã hội hoá hoạt động giáo dục tương đối rộng rãi ở mọi cấp học. Bài viết này bàn về việc xã hội hoá giáo dục ở bậc đại học và những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đại học ngoài công lập.

1. Xã hội hoá giáo dục đại học

Xã hội hoá giáo dục được hiểu trên phương diện rộng là toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục trở thành hoạt động chung của toàn xã hội. Điều 1 Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ ghi rõ: xã hội hoá hoạt động giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân. Read the rest of this entry »

 

Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật

Gần đây, hệ thống pháp luật của nước ta đã và đang ngày càng hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta những năm qua cho thấy còn tồn tại hiện tượng nhiều quy phạm pháp luật (QPPL) trong một số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí phủ định lẫn nhau hoặc trái với Hiến pháp (khoa học pháp lý gọi là xung đột trong pháp luật). Ngoài ra còn có những quan hệ xã hội đang tồn tại và phát triển mà không có QPPL điều chỉnh (gọi là lỗ hổng trong pháp luật). Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chúng tôi đề cập một số vấn đề về phương diện lý luận và thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của nước ngoài trong việc giải quyết các xung đột, lỗ hổng trong pháp luật ở nước ta hiện nay.

1. Vấn đề xung đột trong pháp luật

Có thể nói, trong lý luận và thực tiễn pháp luật chúng ta thường dùng các thuật ngữ và khái niệm như: mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu sót mà không gọi là xung đột và lỗ hổng trong pháp luật. Trên thực tế, khoa học pháp lý nước ta chưa có những nghiên cứu đầy đủ và chính xác về hai vấn đề này. Trong khi đó, vấn đề xung đột và lỗ hổng trong pháp luật đã được ghi nhận và nghiên cứu tương đối sâu trong khoa học pháp lý hiện đại của các nước trên thế giới. Read the rest of this entry »