RSS

Monthly Archives: Tháng Tư 2011

Được tự nhờ người không phải luật sư bào chữa?

Luật quy định bị cáo có thể nhờ người am hiểu về pháp luật bào chữa với tư cách là bào chữa viên nhân dân. Tuy nhiên, quy định này chưa có hướng dẫn cụ thể nên còn nhiều quan điểm khác nhau… Ông V. không thuộc một tổ chức, đoàn thể nào mà chỉ là người quen của gia đình hai bị cáo thì không thể trở thành bào chữa viên nhân dân?

Tháng 10-2009, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Duy Tân cùng một số người khác đã đánh một nạn nhân thương tật 30%.

Cho người quen bào chữa

Cuối năm 2010, TAND huyện Tuy An (Phú Yên) đã xử sơ thẩm, tuyên phạt Kiên 24 tháng tù, Tân 15 tháng tù cùng về tội cố ý gây thương tích. Sau đó, các bị cáo kháng cáo xin giảm án.

Sau đó, TAND tỉnh Phú Yên đã lên lịch xử phúc thẩm nhưng phiên tòa đã phải hoãn lại vì bị cáo Kiên và đại diện hợp pháp của bị cáo Tân có đơn đề nghị được nhờ người bào chữa. Nhưng điều đặc biệt là hai bị cáo không nhờ luật sư mà nhờ ông V. là người quen của gia đình (có kiến thức pháp luật) bào chữa với tư cách là bào chữa viên nhân dân. Ngày 5-4 vừa qua, TAND tỉnh Phú Yên đã cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho ông V. Xung quanh việc cấp giấy chứng nhận bào chữa trên đã nảy sinh những ý kiến pháp lý khác nhau.

Có thể nhờ bất cứ ai

Luồng quan điểm thứ nhất ủng hộ việc TAND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông V. bởi luật quy định bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cạnh đó, Điều 56 BLTTHS cũng quy định người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của bị cáo, bào chữa viên nhân dân. Do đó, việc TAND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận ông V. bào chữa cho hai bị cáo trong vụ án trên là tạo điều kiện thuận lợi cho các bị cáo được thực hiện quyền bào chữa của mình. Read the rest of this entry »

 

Góp ý sửa đổi BLTTHS: Tòa không buộc tội thay cho Viện kiểm sát

Phân định rành mạch chức năng buộc tội và chức năng xét xử thì mới nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, bảo đảm tính khách quan, công bằng khi tòa ra bản án.

Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng tòa đang làm những công việc mà lý ra VKS, cơ quan điều tra phải làm.

“Bộ luật TTHS giao tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm là không phù hợp. Tòa án là cơ quan xét xử, không thể vừa chứng minh tội phạm vừa xét xử” – Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát (VKSND Tối cao) Đỗ Văn Đương chỉ ra bất cập của quy định hiện hành.

Tòa chỉ xét xử chứ không buộc tội

Khoản 2 Điều 10 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng”. Một số chuyên gia cho rằng trong chừng mực nào đó, quy định này đã vi hiến bởi Hiến pháp 1992 quy định tòa án không có chức năng nào khác ngoài chức năng xét xử.

Theo Tiến sĩ Đỗ Văn Đương, trách nhiệm xác định sự thật vụ án chỉ có cơ quan điều tra và VKS; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc chứng minh là mình vô tội. Khi xét xử, tòa chỉ nhận thức sự thật, kiểm tra, xác định sự thật qua việc tranh luận, đối đáp và căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra phán quyết. Nếu nhận thấy đủ chứng cứ buộc tội thì quy trách nhiệm còn không có căn cứ thì tuyên bị cáo không phạm tội hoặc trả hồ sơ điều tra lại…

“Có phân định rành mạch chức năng buộc tội và chức năng xét xử thì mới nâng cao trách nhiệm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, bảo đảm tính khách quan, công bằng khi tòa án ra bản án…” – ông Đương kết luận. Read the rest of this entry »

 

Về viện kiểm sát ở Việt Nam

Cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng ở Việt Nam đang đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục được nghiên cứu và giải quyết thấu đáo, trong đó có vấn đề về Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) với tính cách là một chế định trong hệ thống quyền lực nhà nước ở nước ta. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định rõ: “Trước mắt, VKSND giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (…). Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát (VKS) thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra”.

Triển khai thực hiện quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong cải cách tư pháp nói chung và đối với vấn đề VKSND nói riêng thời gian qua đã cho thấy nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu và các cơ quan hữu trách; cùng với đó là một số đề án, ý tưởng xung quanh vấn đề về VKS đã được đề xuất. Để có thể đánh giá đúng cơ sở khoa học và tính khả thi của các ý tưởng, các đề án, thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu công phu, có hệ thống về một loạt các vấn đề có liên quan mật thiết với nhau.

1. Viện kiểm sát, công tố và các thiết chế tương tự trong cơ cấu quyền lực nhà nước ở các nước trên thế giới

1.1. Vị trí trong bộ máy nhà nước

Nếu căn cứ vào vị trí của VKS trong bộ máy nhà nước, chúng ta thấy một sự đa dạng. Có thể chia làm ba nhóm sau đây:

Read the rest of this entry »

 

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng trong phiên tòa hình sự

        Tranh tụng tại phiên tòa có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là sự đánh giá kết quả hoạt động của các giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có tác dụng to lớn đối với chính giai đoạn xét xử. Đây chính là cơ chế tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đảm bảo việc truy tố, xét xử là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án là khâu trung tâm đột phá, quyết định của hoạt động tư pháp, phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

1. Thực trạng tranh tụng tại phiên tòa hình sự
        Từ khi Nghị quyết số 08/NQ-TW được quán triệt, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mới và theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã thể hiện được tính khách quan, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cả kiểm sát viên, luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phiên tòa đã thể hiện được tính dân chủ, bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm khác nhau, cùng tranh luận xác định sự thật khách quan. Cùng với việc xét hỏi, Hội đồng xét xử còn chấp nhận luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ mới. Hội đồng xét xử xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ mới, chứng cứ có trong hồ sơ, chứng cứ đã được kiểm sát viên phân tích, đánh giá khi luận tội bảo vệ cáo trạng, phát biểu tại phiên tòa, quan điểm của kiểm sát viên, của người bào chữa và những người tham gia tố tụng để ra phán quyết cuối cùng.
        Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng bên cạnh những phiên tòa xét xử đúng với tinh thần tranh tụng còn có những phiên tòa không đạt yêu cầu.
        Có những phiên toà, thẩm phán thiếu trách nhiệm, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, cẩu thả trong công tác chuẩn bị phiên tòa, trong phiên tòa cũng như trong viết bản án; đánh giá chứng cứ không đầy đủ, không chính xác nên xét xử oan người không có tội, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, không áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật hoặc các hướng dẫn phải áp dụng trong công tác xét xử… Ngược lại, có những trường hợp do đánh giá chứng cứ không chính xác, nhận thức không đầy đủ về quy định của pháp luật nên lẽ ra phải kết án đối với bị cáo lại tuyên bị cáo không có tội. Read the rest of this entry »

 

Luật hóa các hoạt động điều tra ban đầu?

Pháp luật ở một số nước đã quy định chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều tra ban đầu, còn gọi là hoạt động tiền tố tụng như nghe lén điện thoại, theo dõi… nhưng luật của ta còn bỏ trống.

Một số ý kiến đã đề xuất nên luật hóa vấn đề này để đảm bảo quyền công dân, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động điều tra…

Theo Thạc sĩ Đinh Thế Hưng (Viện Nhà nước và Pháp luật), hoạt động tố tụng chính thức khởi động khi có quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, để các cơ quan chức năng ra quyết định có khởi tố vụ án hay không thì nhất thiết cần phải có các hoạt động điều tra ban đầu.

Chưa đảm bảo quyền công dân

Đó là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra (gồm cả hoạt động trinh sát điều tra) nhằm thu thập chứng cứ chứng minh hành vi của người có dấu hiệu phạm tội, phục vụ cho việc khởi tố bị can. Chẳng hạn nghe lén, ghi âm điện thoại, theo dõi, giám sát, quay phim, chụp ảnh, mời đến làm việc…

Nếu ở một số nước, những người bị áp dụng các biện pháp nêu trên được gọi là người bị tình nghi, có các quyền và nghĩa vụ cụ thể thì ở Việt Nam, tư cách tố tụng của họ lại chưa có. Từ đó, quyền công dân của họ chưa được đảm bảo.

Luật sư Nguyễn Văn Tú (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang) đưa ra một dẫn chứng: Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc “xem xét dấu vết trên thân thể” – một hoạt động nhạy cảm được tiến hành đối với người bị tình nghi. Thế nhưng điều luật hoàn toàn không quy định về thủ tục chụp ảnh như có được chụp ảnh khỏa thân hay không, chụp ở nơi vùng kín khi không được sự đồng ý của người bị khám xét giải quyết thế nào? Trước khi xem xét dấu vết, đối tượng không đồng ý thì giải quyết ra sao? Ý kiến, đánh giá của họ như thế nào về dấu vết và kết quả khám xét? Read the rest of this entry »

 

Uy tín của người thẩm phán

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2001 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đặt ra nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ thẩm phán – nhân vật trung tâm của hoạt động tư pháp. Và một trong những vấn đề cần quan tâm đó là uy tín của người thẩm phán, đúng như báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư kí toà án, chấp hành viên, công chứng viên… có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”.

1. Vấn đề uy tín cá nhân và uy tín của người thẩm phán

Trong cuộc sống hàng ngày, để thiết lập tốt các quan hệ và để người khác tin tưởng ở mình, nghe theo mình, thậm chí sẵn sàng hành động xả thân vì mình thì người đó phải có uy tín. Uy tín cá nhân là sự mến phục, tin tưởng, tôn trọng của người khác bởi chính phẩm chất, năng lực thực sự do người đó tự xây dựng trong cuộc sống của mình.

Trong bộ máy nhà nước, toà án nhân dân có một vị trí quan trọng. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính… Toà án bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ xã hội của nhân dân. Thông qua hoạt động xét xử, toà án góp phần giáo dục ý thức pháp luật của công dân, tham gia cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tình trạng phạm tội. Trong hoạt động xét xử của toà án, thẩm phán là nhân tố cơ bản. Có thể khẳng định, hoạt động nghề nghiệp của người thẩm phán mang tính đặc thù cao. Nghề nghiệp đó có ảnh hưởng lớn đối với tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lí của một quốc gia (nói chung) và cá nhân người thẩm phán (nói riêng).

Read the rest of this entry »

 

Giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho trẻ em ở nước ta hiện nay

Trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, công tác giáo dục pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, chúng ta cần phải đổi mới mạnh mẽ việc giáo dục pháp luật cho trẻ em theo hướng lồng ghép giữa giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho trẻ em. Thiếu các kỹ năng sống, thiếu những bài học chính khóa và ngoại khóa cùng các sinh hoạt xã hội sinh động, thiết thực về kỹ năng sống, về đạo đức gia đình, nhà trường và xã hội, trẻ em dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội và không biết cách tự bảo vệ mình.

Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ các quyền và vì sự phát triển của trẻ em. Để cho các quy định pháp luật về trẻ em đi vào cuộc sống, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi xâm phạm quyền trẻ em và các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức do trẻ em gây ra, có nhiều việc phải làm, đặc biệt là công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống.

Trong xã hội, để cho con người tuân thủ pháp luật một cách tự giác thì cần làm cho họ hiểu được sự cần thiết và lợi ích xã hội của các quy định pháp luật. Từ đó hình thành thái độ tôn trọng pháp luật và định hướng cho các hành vi pháp luật của các cá nhân trong đời sống xã hội. Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng cưỡng chế thì còn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng và của tinh thần, pháp luật phải được con người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật1. Đó cũng chính là mục đích, yêu cầu cơ bản của giáo dục pháp luật đối với mọi cá nhân nói chung và trẻ em nói riêng. Giáo dục pháp luật là một yếu tố có vai trò chủ đạo của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở cá nhân con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”2. Việc giáo dục pháp luật nhằm mục đích cung cấp cho các cá nhân những tri thức pháp luật cần thiết, xây dựng tình cảm, thái độ tôn trọng và hành vi tích cực pháp luật trong cuộc sống hàng ngày. Read the rest of this entry »

 

Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số vấn đề liên quan

1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường được nhận thức từ rất lâu trên thế giới, song vấn đề này được tập trung giải quyết cả ở tầm quốc gia và quốc tế chủ yếu trong nửa sau thế kỷ XX. Những hậu quả của việc tàn phá môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên, xã hội và con người, đặc biệt phải kể đến nạn sa mạc hóa; ô nhiễm đất, nước và không khí; hiệu ứng nhà kính v.vẹấu tranh với những hành vi tàn phá môi trường chưa thu được hiệu quả cao, cùng với tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn. Trong giới hạn của quốc gia, một trong những mắt xích chủ yếu của cơ chế này là chính sách hình sự đối với những hành vi xâm hại môi trường.

Phần lớn các nước trên thế giới đều có những quy định cụ thể đối với tội phạm về môi trường. Nhiều nước thể hiện quyết tâm đấu tranh với loại tội phạm này thông qua những hình phạt hết sức nghiêm khắc. Cộng hòa các tiểu Vương quốc Ả Rập, khi coi bảo vệ môi trường là yếu tố chung của quốc gia cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước, mới thông qua Bộ luật về bảo vệ môi trường với hơn 100 điều quy định cụ thể các hình phạt đối với hành vi làm ô nhiễm nguồn nước, đất, gây thiệt hại cho khu bảo tồn. Đặc biệt, hình phạt cao nhất đối với tội phạm về môi trường đặc biệt nghiêm trọng là tử hình.

Chính sách hình sự của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường có sự đột phá quan trọng với việc xây dựng một chương riêng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 cho các tội phạm về môi trường (Chương XVII).

Trong BLHS năm 1985 chưa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại môi trường. Điều này không chỉ thể hiện qua việc BLHS 1985 chưa dành riêng một Chương cho các tội phạm về môi trường, mà còn dễ dàng nhận thấy qua việc một số tội phạm về môi trường được gộp Read the rest of this entry »

 

Cho bị cáo hỏi để bảo đảm quyền bình đẳng

Đặt vấn đề bị cáo có được xét hỏi tại phiên tòa hay không không chỉ là giải quyết quyền của bị cáo tại phiên tòa mà nó còn liên quan đến bản chất tố tụng.

Như đã phản ánh ở bài trước, chuyện bị cáo có được tham gia xét hỏi nạn nhân, nhân chứng… tại phiên tòa hay không đang gây rất nhiều tranh cãi. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Đinh Văn Quế , nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao với một góc nhìn khá thoáng về vấn đề này.

Cho bị cáo trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng khác thì quyền của bị cáo tại phiên tòa được thực hiện trực tiếp hơn, phiên tòa thể hiện tính tranh tụng hơn.

Chưa bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước tòa

Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự, tại phiên tòa chỉ có chủ tọa phiên tòa, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định được quyền xét hỏi, còn những người tham gia phiên tòa chỉ được đề nghị chủ tọa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Điều luật trên chỉ quy định người tham gia phiên xử mà không quy định người tham gia tố tụng. Đây cũng là vấn đề dễ gây ra tranh cãi vì người tham gia phiên xử không chỉ bao gồm người tham gia tố tụng mà còn có những người khác có mặt trong phòng xử án.

Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định bị cáo có quyền hỏi những người tham gia tố tụng khác như người bị hại, người làm chứng… tại phiên tòa. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng có quy định để bị cáo thực hiện việc hỏi những người tham gia tố tụng khác bằng cách đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thay mình. Quy định này còn hạn chế, rõ ràng chưa bảo đảm nguyên tắc “bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án” (Điều 19); bị cáo muốn hỏi ai đó lại phải “nhờ” chủ tọa “hỏi giúp” mà lại không quy định chủ tọa phải có nghĩa vụ “hỏi giúp bị cáo”. Read the rest of this entry »