RSS

Daily Archives: 09.11.2010

Tổ chức cơ quan điều tra hình sự: quá trình hình thành, phát triển

Trong quá trình cải cách tư pháp, tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra hình sự từng bước được đổi mới. Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành, phát triển tổ chức cơ quan điều tra hình sự, tác giả bài viết đề cập đến nhu cầu tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới về quy mô và chất lượng cơ quan điều tra hình sự, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan điều tra nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Sự hình thành và từng bước phát triển về tổ chức, hoạt động của cơ quan điều tra hình sự

Chánh liêm phóng, Cảnh sát trưởng và Tư pháp xã (Xem hộp 1)

Hộp 1. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, do yêu cầu bảo vệ an ninh chính trị và chính quyền non trẻ, ngày 13/09/1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 33A/SL về “Cho phép Ty liêm phóng bắt những người nguy hiểm cho nền dân chủ cộng hoà Việt Nam để đưa đi an trí” và Sắc lệnh số 33B/SL về “định thể lệ cho Ty liêm phóng và Sở Cảnh sát theo mỗi khi bắt người nào”. Theo đó, thẩm quyền bắt người và điều tra tội phạm được giao cho Chánh Liêm phóng (Sở Liêm phóng) và Cảnh sát trưởng (Sở Cảnh sát). Sau đó, để đáp ứng được yêu cầu xử lý tội phạm, ngày 24/01/1946, Chủ tịch chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL về “Tổ chức Toà án và các ngạch thẩm phán”. Trong đó, quy định hệ thống Toà án theo cấp hành chính gồm: Toà sơ cấp (ở quận, huyện,phủ, châu), Toà đệ nhị cấp (ở tỉnh, thành phố), Toà thượng thẩm (ở ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ). Theo quy định tại Sắc lệnh này, thì việc điều tra vụ án hình sự để đưa đến Toà sơ cấp được giao cho Ban tư pháp xã gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký Ban thường vụ của Uỷ ban hành chính cấp xã (các điều 2, 3, 4, 5 và 6).

Trường hợp thẩm phán phạm tội thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Chưởng lý Toà Thượng thẩm(Điều 76). Còn việc điều tra tội phạm “liên quan đến an toàn của quốc gia bề trong hoặc bề ngoài” và “làm rối việc trị an và trật tự trong nước” để giúp toà án trừng trị thì thuộc thẩm quyền của Việt Nam Công an vụ (Điều 2 Sắc lệnh số 23/SL ngày 21/02/1946 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về “Thành lập Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ Nội vụ”.

Read the rest of this entry »