RSS

Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng thông tư liên tịch số 7/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 194 của BLHS năm 1999: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 194 của BLHS năm 1999: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Tuy nhiên trên thực tế xác định như thế nào là hành vi mua bán trái phép chất ma túy, hay trường hợp người thực hiện mua bán, trao đổi… ma túy giả có được coi là hành vi mua bán trái phép chất ma túy hay không. Từ đó để xử lý người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Vì vậy đòi hỏi phải có sự thống nhất về đường lối xử lý giữa các ngành, các địa phương, nhằm đảm bảo sự công bằng, đúng pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, truy tố người phạm tội trước pháp luật.

Ngày 24/12/2007 Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999. Theo đó khi xử lý người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy cần chú ý những vấn đề như:

Thứ nhất, mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 là một trong các hành vi sau :

+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

Read the rest of this entry »

 

Về vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội, một số vướng mắc và kiến nghị

Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự mà phạm tội, đều bị điều tra, truy tố, xét xử và phải chịu hình phạt. Căn cứ vào quy định tại Điều 45 BLHS thì “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Theo cấu trúc của các điều luật thì khi một người bị truy tố, xét xử về một tội phạm nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự, thì họ phải chịu mức hình phạt của một trong các hình phạt chính được quy định trong điều luật đó, thậm chí còn phải chịu một hay nhiều hình phạt bổ sung trong chính khung hình phạt của tội phạm đó. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường hợp được quyết định hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt mà họ đã bị truy tố đó là:

Theo quy định tại Điều 47 BLHS thì “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.

Để áp dụng một cách thống nhất và tránh việc áp dụng một cách tràn lan Điều 47 BLHS, NQ số 01/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn “…Cần hạn chế và phải hết sức chặt chẽ khi áp dụng các quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999, trong trường hợp nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 47 BLHS năm 1999, thì bị cáo phải bị xử phạt ở mức cao của khung hình phạt…” và cũng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01 nêu trên thì những quy định tại Điều 47 chỉ áp dụng đối với hình phạt chính mà không áp dụng đối với hình phạt bổ sung.

Tại Công văn số 148/2002/KHXX ngày 30/9/2002 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 46 và 47 BLHS có ghi “theo tinh thần quy định tại Điều 47 BLHS, thì Tòa án chỉ có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định từ khoản 1 Điều 46 BLHS. Như vậy, việc Tòa án nào hoặc Hội đồng xét xử nào quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định, khi bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS (cho dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46) là trái với quy định tại Điều 47 BLHS…”.

Read the rest of this entry »

 
2 bình luận

Posted by trên 09.05.2012 in Luật Hình Sự

 

Một số vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ Luật hình sự khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”. Thực tiễn áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự gần 10 năm qua cho thấy, nói chung các Toà án đã áp dụng đúng nội Điều 47 Bộ luật hình sự và các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao, khắc phục được tình trạng quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của của khung hình phạt một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự cũng nẩy sinh một số vấn đề vướng mắc; một số Thẩm phán hiểu không đầy đủ các quy định của Điều 47 Bộ luật hình sự và sự liên quan giữa Điều 47 với các điều luật khác quy định trong Bộ luật hình sự như: áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội; áp dụng hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, nên khi gặp các trường hợp này, các Thẩm phán đã lúng túng không biết áp dụng như thế nào. Một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã đề cập đến việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự với các quan điểm khác nhau. Để góp phần vào việc áp dụng thống nhất pháp luật mà cụ thể là việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề sau:

Trước hết cần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, sự cần thiết của việc nhà làm luật quy định Điều 47 trong Bộ luật hình sự, đồng thời phải hiểu rõ nội dung của Điều 47 và mối liên quan giữa Điều 47 với các điều luật khác trong Bộ luật hình sự, thì việc áp dụng Điều 47 mới báo đảm đúng tinh thần của nhà làm luật.

Như chúng ta đã biết, Bộ luật hình sự năm 1985 cũng quy định trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất (khoản 3 Điều 38). Tuy nhiên, nội dung của khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định: “khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà Điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn”, mà chưa quy định cụ thể, rõ ràng như Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, nên thực tiễn xét xử, nhiều Toà án áp dụng khoản 3 Điều 38 không đúng với tinh thần của nhà làm luật; có nhiều trường hợp không nêu được tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn áp dụng khoản 3 Điều 38; có trường hợp Toà án chỉ nhận định một cách chung chung, rồi áp dụng khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự để xử phạt người bị kết án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, thậm chí có trường hợp điều luật có 4 khung hình phạt nhưng Toà án đã chuyển từ khung hình phạt nặng nhất có mức hình phạt chung thân hoặc tử hình (khoản 4) xuống khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật có mức hình phạt từ 1 năm đến 3 năm (khoản 1). Để khắc phục tình trạng trên, Bộ luật hình sự năm 1999 dành riêng một điều (Điều 47) quy định trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, đồng thời cũng quy định những điều kiện khi quyết định hình phạt hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, những điều kiện đó là: 

Read the rest of this entry »

 

Rút yêu cầu khởi tố: Không có gì tranh cãi!

Người bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố hoặc bãi nại cho một bị can (trong số nhiều bị can) thì không thuộc trường hợp rút yêu cầu khởi tố vụ án nên vẫn phải tiếp tục truy tố, xét xử…

Bài viết “Rút yêu cầu khởi tố: Nhiều tình huống tranh cãi” (Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 5-4) dẫn quan điểm của một số chuyên gia pháp luật cho thấy có sự tranh cãi về việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa, rút yêu cầu khởi tố đối với một trong nhiều bị can… Tuy nhiên, theo tôi, việc rút yêu cầu khởi tố không có gì tranh cãi!

Chỉ xem là tình tiết giảm nhẹ

Với tình huống mà bài báo đặt ra: Anh A yêu cầu xử lý hình sự B và C vì đánh anh gây thương tích (thuộc trường hợp ở khoản 1 Điều 104 BLHS). Cơ quan điều tra đã khởi tố cả B lẫn C. Trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, anh A bãi nại và xin rút yêu cầu khởi tố đối với B. Gặp trường hợp này, cơ quan tố tụng phải làm thế nào?

Có chuyên gia đã bảo người bị hại tha thứ và bãi nại cho một bị can nào đó thì họ được quyền rút yêu cầu khởi tố đối với bị can đó. Những bị can còn lại vẫn phải bị điều tra, truy tố, xét xử bình thường. Người khác thì nói dù anh A chỉ làm đơn bãi nại và xin rút yêu cầu khởi tố đối với riêng B thì cơ quan tố tụng cũng phải đình chỉ giải quyết cả vụ án, đình chỉ điều tra cả B lẫn C.

Theo tôi, khi xem xét Điều 105 BLTTHS (Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại) phải hiểu luật quy định khởi tố vụ án khi có yêu cầu và khi làm rõ bị can nào thì khởi tố bị can đó, không cần biết người bị hại có yêu cầu khởi tố bị can cụ thể nào không.

Về rút yêu cầu khởi tố, theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS, người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ. Điều luật không nói rõ rút yêu cầu khởi tố vụ án hay rút yêu cầu khởi tố bị can. Tuy nhiên, liên hệ với tiêu đề Điều 105 thì ta phải hiểu là rút yêu cầu khởi tố vụ án.

Read the rest of this entry »

 

Cần thu hẹp đối tượng bị tạm giam

Ngoài việc thu hẹp việc tạm giam thì cần quy định chặt các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như phải có chế tài với người nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ cam đoan…

Khoản 2 Điều 88 BLTTHS quy định hạn chế tạm giam đối với người chưa thành niên, phạm tội ít nghiêm trọng; không tạm giam phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng. Trừ các trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã… Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia pháp lý, nhiều người phạm tội ít nghiêm trọng như gây ra tai nạn giao thông, tội phạm trẻ vị thành niên hay phụ nữ có thai vẫn bị áp dụng chế độ này.

Sẩy thai vì bị tạm giam

Tháng 9-2010, Q. bị Công an TP N. bắt tạm giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Q. trình giấy khám tại bệnh viện xác nhận mình đang có thai sáu tuần. Dù không thuộc các trường hợp loại trừ nào như trên nhưng theo công an, hành vi của bị can thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và có dấu hiệu bỏ trốn nên vẫn bắt về trại. Trước khi trình ký lệnh bắt, điều tra viên không báo cho VKSND cùng cấp biết Q. có giấy khám thai. Sau khi vào trại tạm giam mấy ngày, Q. có dấu hiệu đau đớn và kiệt sức. Bác sĩ tại trại giam thăm khám cho biết Q. bị mất con… Tiếp đó, bị can cũng phải đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện ngoài trại giam.

Cuối năm 2011, nhóm của NQD (học sinh lớp 11) cùng một nhóm khác hẹn “giải quyết mâu thuẫn” ngay trước cổng trường. Trong lúc xô xát, D. dùng cây gỗ đánh gãy tay và gây nhiều thương thích khác cho một người thuộc nhóm kia. Ngay sau đó D. bị bắt tạm giam ba tháng, bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Quá trình điều tra, luật sư của bị can và người giám hộ nhiều lần làm đơn xin cho D. được tại ngoại nhưng đều bị từ chối. Mãi đến khi hồ sơ vụ án được chuyển qua TAND huyện thì đề nghị của luật sư mới được chấp nhận.

Read the rest of this entry »

 

Hoàn thiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

Điều 10 BLTTHS quy định nguyên tắc xác định sự thật của vụ án có hai nội dung quan trọng, một là cơ quan điều tra.

VKS, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Hai là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh là mình không có tội.

Quy định trên cơ bản thể hiện được trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định sự thật, bảo đảm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, theo tôi, quy định của điều luật còn những hạn chế, chưa thể hiện hết các yêu cầu cải cách tư pháp, tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự hiện nay ở nước ta. Cụ thể là:

Thứ nhất, điều luật quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm chung thuộc cơ quan điều tra, VKS, tòa án; chưa phân biệt được trách nhiệm chứng minh của mỗi cơ quan trên cơ sở chức năng tố tụng hình sự. Về bản chất, cơ quan điều tra, VKS có chức năng buộc tội; còn tòa án có chức năng xét xử trên cơ sở buộc tội của VKS và gỡ tội của bị cáo, người bào chữa…

Thứ hai, điều luật quy định trách nhiệm cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Nếu xem qua thì điều luật đã xác định cụ thể các vấn đề thuộc sự thật của vụ án cần được chứng minh. Tuy nhiên, so sánh với Điều 63 BLTTHS về đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự thì quy định của Điều 10 BLTTHS còn chưa đầy đủ. Sự thật của vụ án hình sự không chỉ gói gọn trong các chứng cứ có tội hay không có tội, chứng cứ về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà còn nhiều vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án như các tình tiết thuộc nhân thân bị cáo, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, các tình tiết liên quan đến việc bồi thường…

Read the rest of this entry »

 

Tăng quyền luật sư để nâng chất tranh tụng

Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp nêu rõ cần nâng cao vai trò của luật sư để bảo đảm cân bằng giữa bên bào chữa và bên công tố nhưng điều này hiện vẫn còn nhiều hạn chế…

Hội thảo mô hình tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa tổ chức tại Huế xác định không thể xem nhẹ vai trò của người bào chữa (chủ yếu là luật sư). Họ là bộ phận quan trọng cấu thành nên cải cách tư pháp và là một nửa còn lại quyết định thành công hay thất bại tính chất tranh tụng tại phiên tòa.

Luật sư chưa được tôn trọng

Nhìn từ góc độ thực tiễn, TS-luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng địa vị pháp lý, tư cách tham gia tố tụng của luật sư chưa bình đẳng với người tiến hành tố tụng. Luật sư hoàn toàn phụ thuộc vào sự đồng thuận hay không của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, thu thập chứng cứ khi bảo vệ cho thân chủ. Do đó cần phải coi luật sư như một chức danh tư pháp bình đẳng độc lập về thẩm quyền và thực thi các quyền, nghĩa vụ với người tiến hành tố tụng khác, không thể coi là người tham gia tố tụng. Bổ sung tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản của TTHS.

Vấn đề khác là luật quy định rõ trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng thực tế cơ quan điều tra luôn làm khó, yêu cầu phải có ý kiến đồng ý của bị can, bị cáo thì mới cấp, trong khi luật sư không thể tiếp xúc với thân chủ trong trại giam. Các vấn đề về hiệu lực, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận trong các giai đoạn tố tụng cũng chưa được làm rõ. Theo luật sư Hoài, nên bãi bỏ việc xét cấp, thu hồi như hiện nay. Khi đương sự hoặc người thân của họ nhờ thì luật sư chỉ cần xuất trình thẻ và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề là được phép tham gia tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thông báo đến các trại giam để luật sư có thể làm việc tốt.

Read the rest of this entry »

 

Tranh tụng mới có phiên tòa đúng nghĩa

Một mục tiêu của cải cách tư pháp là lấy tòa án làm trung tâm, lấy tranh tụng tại tòa làm khâu đột phá. Tuy nhiên, tranh tụng ra sao, tranh tụng đến đâu… vẫn còn là điều cần phải bàn.

Ý thức được tầm quan trọng của tòa án, hội thảo mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa tổ chức tại Huế đã tập trung bàn thảo khá nhiều về khâu xét xử.

Tranh tụng trong suốt phiên tòa

Đối với phiên tòa sơ thẩm, ThS Nguyễn Văn Tùng (Viện Khoa học xét xử – TAND Tối cao) cho rằng tăng cường tranh tụng là yêu cầu tất yếu của cải cách tư pháp. Nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận thì khó đạt được yêu cầu có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa mà phải tranh tụng trong hầu hết các giai đoạn của phiên xử.

Trong đó, một nguyên tắc quan trọng là HĐXX không tham gia mà chỉ điều khiển cho việc tranh tụng được khách quan. HĐXX không được có những lời lẽ khẳng định hay phủ định, không được nhận xét đúng hay sai về bất cứ vấn đề nào của các bên tham gia tại tòa. Nếu phải giải thích thì HĐXX cũng chỉ giải thích cho người tham gia về quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, tuyệt đối không nói về những quy định của BLHS. Chủ tọa phải là người tạo điều kiện cho những người tham gia trình bày hết ý kiến, không được hạn chế thời gian tranh luận, không có thái độ, lời lẽ thể hiện rằng mình đã có định kiến sẵn.

Đối với phiên tòa phúc thẩm, theo TS Nguyễn Văn Quảng (Phó Viện trưởng VKSND TP Hải Phòng), thủ tục có sự khác biệt với phiên sơ thẩm nhưng tính tranh tụng vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, không thể mờ nhạt. Nó cũng phải được thể hiện trong suốt phiên tòa chứ không đơn thuần trong phần tranh luận. Thực tế hiện nay do nhận thức tranh tụng chỉ bắt đầu khi VKS trình bày lời luận tội nên không đảm bảo tranh tụng đúng nghĩa. Vì ngay từ phần thủ tục của phiên phúc thẩm cũng đã nảy sinh các vấn đề tranh tụng như yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ, triệu tập người làm chứng, người liên quan…

Read the rest of this entry »

 

VKS phải chỉ đạo hoạt động điều tra?

Bàn về vai trò, nhiệm vụ của VKS trong cải cách tư pháp, một vấn đề được nhiều người quan tâm là mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và VKS là quan hệ phối hợp hay phục tùng lẫn nhau?

Trong hội thảo mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đang tổ chức tại Huế, VKSND Tối cao cho rằng đó là quan hệ phối hợp nhưng VKS phải là người chỉ đạo các hoạt động điều tra.

Tham gia vụ án ngay từ đầu

Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa (Liên đoàn Luật sư Việt Nam), phải ghi nhận một nguyên tắc là VKS giám sát chỉ đạo quá trình điều tra ngay từ đầu. Thực tế hiện nay yếu tố này chưa đảm bảo vì VKS chỉ có quyền ban đầu là ký lệnh bắt hay không bắt, suốt quá trình điều tra sau đó diễn tiến ra sao thì VKS không hay biết. CQĐT cũng không thông báo cho VKS biết, chỉ khi có kết luận điều tra thì mới chuyển hồ sơ qua. Điều này khiến vai trò của VKS khá mờ nhạt.

Còn theo đại diện VKSND Tối cao, để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp thì phải xây dựng một nền công tố mạnh, hiệu quả phòng chống và phát hiện tội phạm cao. Theo đó, phải khẳng định công tố là chức năng của VKS, còn hoạt động điều tra của CQĐT là bộ phận hợp thành của chức năng công tố giúp VKS đủ chứng cứ buộc tội bị can. Trong mối quan hệ này, CQĐT có nhiệm vụ hỗ trợ VKS để thực hiện các yêu cầu, quyết định tố tụng của VKS. Hoạt động điều tra là của CQĐT, VKS không can thiệp vào tác nghiệp cụ thể của điều tra viên nhưng cần có cơ chế bảo đảm mọi yêu cầu, quyết định của VKS về chứng minh tội phạm phải được thực hiện.

Về vai trò, VKSND Tối cao cho rằng VKS không chỉ đơn thuần là bên buộc tội như trong mô hình tố tụng tranh tụng mà còn đảm bảo không làm oan người vô tội, đảm bảo hoạt động của các cơ quan và người tiến hành tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật…

Read the rest of this entry »