RSS

Daily Archives: 10.03.2011

Về trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

1. Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự với tư cách là hai chế định cơ bản của luật hình sự

Trách nhiệm hình sự (TNHS) là biện pháp cưàng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được áp dụng đối với người nào đã thực hiện Hành vi phạm tội do pháp luật hình sự (PLHS) quy định, đồng thời là một trong những chế định cơ bản và quan trọng nhất của Luật hình sự Việt Nam và được ghi nhận tại các Điều 2, 8-16 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999.

Có thể khẳng định rằng cùng với ba chế định khác – tội phạm (1), hình phạt (2), đạo luật hình sự (3), thì TNHS là một chế định trung tâm và chủ yếu, đồng thời là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ các quy phạm của Phần chung và Phần các tội phạm của luật hình sự. Mặt khác, tính chất và mức độ thể hiện của các nguyên tắc pháp lý tiến bộ được  thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và của luật hình sự Việt Nam như: pháp chế, nhân đạo, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, v.v… phụ thuộc rất lớn vào việc giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội.

Theo quy định của PLHS, một người chỉ có thể phải chịu TNHS (hay phải chịu TNHS) khi có đầy đủ cơ sởnhững điều kiện của TNHS đối với tội phạm được thực hiện. Tuy nhiên, để công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao, cùng với việc phân loại tội phạm, luật hình sự Việt Nam cũng đồng thời phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng, chính xác và công bằng. Đặc biệt, sự phân hóa các trường hợp phạm tội và người phạm tội còn thể hiện ở chỗ không phải tất cả các trường hợp phạm tội hay tất cả những người phạm tội đều bị truy cứu TNHS. Đó là một số trường hợp mà khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định hoặc (và) nếu xét thấy không cần thiết phải truy cứu TNHS, thì một người đã thực hiện Hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự cấm vẫn có thể không phải chịu TNHS hoặc cũng có thể được miễn TNHS.

Read the rest of this entry »