RSS

Daily Archives: 31.03.2011

Về kỹ thuật lập pháp của một số quy định trong chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội phạm mang tính nguy hiểm đặc biệt cao độ vì nó xâm phạm tới những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội, chế độ nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì việc xây dựng hoàn thiện các quy định về các tội phạm này có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong bộ luật hình sự năm 1999, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại chương đầu tiên của phần các tội phạm – chương XI (từ Điều 78 đến Điều 92). Nhìn chung, các quy định trong chương này đã được xây dựng một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn, nhất là các điều luật quy định về các tội như tội phản bội Tổ quốc (Điều 78), tội gián điệp (Điều 80) và các tội được quy định từ Điều 85 đến Điều 91. Tuy nhiên, một số tội được quy định trong chương này vẫn còn chưa hợp lí, chưa lô gíc và khoa học về mặt kĩ thuật lập pháp. Đó là các tội: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79), tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81), tội bạo loạn (Điều 82), tội hoạt động phỉ (Điều 83), tội khủng bố (Điều 84). Có lẽ khi xây dựng điều luật về các tội này, nhà làm luật mới chỉ chú trọng đến vấn đề là phân loại đối tượng phạm tội với đường lối xử lí tương ứng nhằm đạt được mục đích cá thể hoá hình phạt mà chưa thực sự chú ý đến kĩ thuật lập pháp. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin nêu một số hạn chế về mặt kĩ thuật lập pháp của các điều luật quy định về năm tội nói trên với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

1. Trường hợp thứ nhất

Trong bộ luật hình sự hiện hành, các điều luật quy định về các tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79), tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81), tội bạo loạn (Điều 82), tội hoạt động phỉ (Điều 83) đều được xây dựng theo cơ cấu giống nhau. Nếu theo cơ cấu này thì rất khó xác định loại cấu thành tội phạm theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh (nghĩa là khó xác định đâu là cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ). Xin nêu một ví dụ cụ thể. Điều 79 quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như sau:

Read the rest of this entry »