RSS

Daily Archives: 24.03.2011

Những bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về truy nã bị can, bị cáo và một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng

Truy nã bị can, bị cáo là hoạt động truy tìm, bắt giữ người bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án có quyết định đưa ra xét xử bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu, để các cơ quan tố tụng xử lí theo pháp luật. Hoạt động này đã được Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định bởi một số điều luật, mục đích nhằm giải quyết triệt để tình trạng bị can, bị cáo sống ngoài vòng pháp luật, không được đưa ra xử lí bằng quyết định của cơ quan tố tụng (đình chỉ) hoặc không được đưa ra toà án để xét xử bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Tình trạng bị can, bị cáo là người chưa thành niên tìm mọi cách trốn tránh việc xử lí của pháp luật hoặc cơ quan tố tụng không biết họ đang ở đâu ngoài việc gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử còn có những hậu quả khác. Do họ là những người chưa phát triển đầy đủ về trí lực, thể lực, tinh thần nên khi sống trong môi trường “ngoài vòng pháp luật”, càng dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, dễ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, việc truy nã bị can, bị cáo là người chưa thành niên cũng là hoạt động cần thiết, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở những đối tượng đặc biệt này.

Khi đi sâu tìm hiểu những quy định của BLTTHS về truy nã bị can, bị cáo chúng tôi thấy có những vấn đề bất cập, dẫn đến vướng mắc cho hoạt động thực tiễn. Cụ thể có những vướng mắc, bất cập như sau:

1. BLTTHS quy định về truy nã bị can nhưng không có điều luật nào quy định việc truy nã bị cáo. Điều 161 BLTTHS quy định căn cứ truy nã bị can gồm 2 căn cứ là bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu, quy định những thủ tục cần phải có trong việc truy nã bị can và hình thức thông báo quyết định truy nã bị can. Như vậy, BLTTHS chỉ điều chỉnh đối tượng bị truy nã là bị can trong giai đoạn điều tra Read the rest of this entry »