RSS

Daily Archives: 25.03.2011

Kỹ năng giao tiếp của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can

Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra do điều tra viên tiến hành bằng cách sử dụng các biện pháp tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can theo quy định của pháp luật, thông qua giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt… nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của họ.

Thực chất của hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh về ý chí và lí trí giữa điều tra viên và bị can. Do đó, để hoạt động này đạt được hiệu quả và chất lượng cao, đòi hỏi điều tra viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu rộng về xã hội, kĩ năng giao tiếp… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số nội dung cơ bản về kĩ năng giao tiếp của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can.

1. Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin và cảm xúc, tri giác, tác động qua lại với nhau trong những tình huống cụ thể, nhằm thực hiện mục đích của hoạt động nhất định.(1) Giao tiếp trong hoạt động hỏi cung bị can là quan hệ giao tiếp chính thức theo quy định của luật tố tụng hình sự. Trong mối quan hệ này, điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo, phối hợp, điều chỉnh các tác động, có quyền tổ chức và điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can với tư cách là đối tượng bị tác động, bị ra sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can với tư cách là đối tượng bị tác động, bị

Giao tiếp trong hỏi cung bị can khác với giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày bởi một số đặc điểm có tính đặc thù. Đó là: 1) Về mặt pháp lí, nội dung giao tiếp phải tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Phương pháp giao tiếp phải kết hợp tác động xD hội với tác động bằng pháp luật, chính sách của Nhà nước; 2) Về chủ thể, trong giao tiếp điều tra viên phải có khả năng thuyết phục, chủ động, mưu trí, năng động, sáng tạo, có thái độ khách quan, tính quyết đoán; phát huy tính tích cực, chủ động của bị can; 3) Về mục đích, giao tiếp để thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan lời khai của bị can về toàn bộ sự thật của vụ án, hành vi phạm tội của bị can cũng như các tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với công tác điều tra và phòng ngừa tội phạm nhằm tạo ra bầu không khí tâm lí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa điều tra viên và bị can. Từ đó bị can có thái độ tôn trọng, tin tưởng điều tra viên mà tiếp nhận tác động một cách tích cực; 4) Về mặt khoa học, nội dung giao tiếp được xây dựng trên cơ sở của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là khoa học giao tiếp, khoa học pháp lí cũng như khoa học về nghiệp vụ điều tra và ngôn ngữ học…

Read the rest of this entry »